Trung Quốc dám đánh Đài Loan không ? ( Cần lật mặt những tên ở Hải ngoai đang cuồng Nga Tầu )

Thứ Năm, 04 Tháng Tám 20226:00 SA(Xem: 2228)
Trung Quốc dám đánh Đài Loan không ? ( Cần lật mặt những tên ở Hải ngoai đang cuồng Nga Tầu )

pelosi_16

Tàu làm gì dám đánh Đài Loan vào lúc này, anh em cuồng Tàu cứ nhầm tưởng.

Tất nhiên không dám đánh khi bà Pelosi có mặt rồi, vì đánh thế cà khịa Mỹ quá đà, giỏi lắm là tập trận bắn đạn thật ngoài biển lân cận là hết cỡ.

Kể cả sau khi bà ấy đi chỗ khác Tàu cũng không dám đánh Đài như Nga đánh Ukraine đâu. Tập khôn chứ không húng như Putin. Bởi mấy lý do:

1. Mỹ tuyệt đối không dám đánh Nga, vì Nga có bom hạt nhân, tên lửa có thể bắn sang Mỹ được, mức độ hủy diệt rất cao. Còn Tàu chưa có đủ tiềm lực như con cho' dữ như vậy. Tiềm lực quân sự của Tàu quá yếu so với Nga chứ đừng nói với Mỹ. Nên Mỹ không ngại Trung Quốc.

2. Mức độ hòa nhập kinh tế của Tàu với phương Tây cao hơn Nga với phương Tây nhiều. Nhất là Tàu phụ thuộc Mỹ nhiều hơn Mỹ phụ thuộc Tàu. Đã nắn gân nhau hồi thương chiến rồi. Nếu đánh nhau thì còn kinh hơn thương chiến nhiều, do phương Tây sẽ tẩy chay chứ không riêng Mỹ.

3. Mỹ và Đài vẫn có mối quan hệ hỗ trợ quân sự khá chặt chẽ. Việc Mỹ có chắc chắn bảo vệ Đài Loan hay không vẫn là dấu hỏi cho Trung Quốc. Thực tế là Trung Quốc lâu nay không dám đụng tới Đài phần lớn là do e ngại Mỹ can thiệp.

Việc Mỹ đóng quân tại Nhật và Hàn thì mục đích không chỉ để kiềm chế Bắc Triều Tiên, mà cả với Trung Quốc. Đặc biệt là quân Mỹ ở Nhật bây giờ không hề để kiềm chế Nhật tái vũ trang như mục tiêu ban đầu mà để bảo vệ Nhật (chủ yếu trước Trung Quốc và Nga). Nếu Mỹ bỏ rơi Đài Loan thì Hàn và Nhật sẽ xem xét lại mối quan hệ với Mỹ và Nhật chắc chắn tái vũ trang, có thể thành cường quốc quân sự như xưa. Thậm chí họ còn phát triển vũ khí hạt nhân để tự vệ. Tình hình Đông Bắc Á sẽ cực nóng.

Vì thế khả năng Mỹ bỏ rơi hoàn toàn Đài Loan là rất thấp. Ít nhất là sẽ hỗ trợ tổng lực về vũ khí hạng nặng luôn.

4. Nếu Trung Quốc đánh Đài Loan thì khả năng Nhật tái vũ trang cũng cao do thấy mất an toàn, nhất là khi Mỹ không hỗ trợ mạnh cho Đài Loan. Lúc đó Trung Quốc còn phải đối mặt với cả Nhật. Vì Nhật sẽ hỗ trợ Đài Loan, giống Ba Lan hỗ trợ Ukraine do vấn đề lịch sử khá giống nhau. Ukraine từng là thuộc địa của Ba Lan và Đài Loan từng là thuộc địa của Nhật. Đài Loan chịu ảnh hưởng từ Nhật rất nhiều. Giống miền Tây Ukraine chịu ảnh hưởng từ Ba Lan.

5. Đài Loan và Trung Quốc giao thương khá chặt, nên đánh nhau cũng rất dở. Giống khả năng Việt Nam đánh nhau với Trung Quốc bây giờ vậy.

6. Nga còn có con bài tẩy là năng lượng để kiềm chế Tây Âu. Còn Trung Quốc kiềm chế Mỹ và phương Tây chủ yếu là dùng thị trường lao động, chuỗi cung ứng, cũng không khó lắm để thay thế bằng Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia (là các nước đông dân) có thể thay thế Trung Quốc.

7. Tiềm lực quân sự của Trung Quốc không quá mạnh so với bản thân Đài Loan. Không chênh lệch như Nga với Ukraine.

Hơn nữa, về kinh tế, Đài Loan có thu nhập bình quân đầu người còn cao hơn Trung Quốc. Rất khác khi so Nga với Ukraine.

8. Kể từ những năm 50, người Đài Loan vẫn luôn đề phòng bị Trung Quốc tấn công. Rất khác với Ukraine một thời gian dài phụ thuộc Nga, mới tuột khỏi Nga gần chục năm và mới sẵn sàng chiến đấu trong vài năm.

Tóm lại, đừng thấy Nga dám đánh Ukraine thì suy ngay ra Trung Quốc dám đánh Đài Loan.

DƯƠNG QUỐC CHÍNH 02.08.2022

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201712:35 CH
(HNPD) Muốn tìm hiểu kỹ lưỡng, sâu xa hơn, tất nhiên là chúng ta phải tìm đọc những cuốn sách đáng tin cậy về chuyện này…
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Chính sách ngoại giao với Malaysia của ông Trump là một bài học tuyệt vời cho chính sách đối ngoại của nước Mỹ mà Nhà Trắng đã rất cần trong hơn một thập niên qua
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 201711:53 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông không chắc nhà ngoại giao cao cấp nhất của ông, Rex Tillerson, sẽ tiếp tục giữ chức vụ này đến hết nhiệm kỳ
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Sự im lặng của tổng thống Mỹ trước hành động xâm lấn của Trung Quốc củng cố sự tái sa ngã của ASEAN
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20177:05 SA
« Cuộc tấn công hôm thứ Ba (31/10/2017) nhắc lại rằng sự sụp đổ của « quốc gia Hồi Giáo califa » tại Irak và Syria vẫn không phá vỡ được chiến dịch
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần này bắt đầu một chuyến công du châu Á dài 12 ngày (03/11-14/11/2017). Một chuyến đi đầy khó khăn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20173:48 SA
Một cựu quan chức cấp cao của Triều Tiên cho biết một vụ tấn công quân sự phủ đầu của Mỹ vào Triều Tiên sẽ kích hoạt một cuộc trả đũa tự động,
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:51 SA
Ngay sau khi Trung Quốc đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng, Việt Nam đã cử đặc phái viên sang Bắc Kinh tìm hiểu “tinh thần” của tư tưởng này
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:19 SA
Gần suốt Thế kỷ 20 nhân loại đã biết như thế nào là thảm họa Đỏ. Thảm họa nầy bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản ra đời và họ chọn màu đỏ l
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20177:55 SA
Một số quốc gia Châu Á từng ở mức thấp hơn Việt Nam Cộng Hoà trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục,