Đằng sau vụ thanh trừng lớn tại Ả Rập Saudi

Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20177:00 CH(Xem: 7181)
Đằng sau vụ thanh trừng lớn tại Ả Rập Saudi

Chính quyền Ả Rập Saudi hôm 4-11 đã cho bắt giữ 11 hoàng tử, 4 bộ trưởng và hàng chục cựu bộ trưởng trong chiến dịch trấn áp tham nhũng góp phần củng cố thêm quyền lực của Thái tử Mohammed bin Salman.

Đằng sau vụ thanh trừng lớn tại Ả Rập Saudi

Hai quan chức cấp cao Ả Rập Saudi tiết lộ với Reuters rằng trong số những người sa lưới pháp luật có Hoàng tử Alwaleed bin Talal – một trong những doanh nhân, tỉ phú nổi tiếng nhất của Ả Rập Saudi và là nhà đầu tư của các công ty tên tuổi như Citigroup, Twitter, Apple. Ngoài ra, Hoàng tử Miteb bin Abdullah, Chỉ huy Lực lượng Vệ binh quốc gia, bị bắt và thay thế bởi Hoàng tử Khaled bin Ayyaf. Động thái này được cho là trao thêm quyền kiểm soát các cơ quan an ninh cho Thái tử Mohammed.

Hàng loạt vụ bắt giữ nói trên diễn ra sau khi Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud ra lệnh thành lập ủy ban chống tham nhũng mới do con trai là Thái tử Mohammed đứng đầu. Ủy ban mới này được trao nhiều quyền lực trong việc điều tra, ra lệnh bắt giữ, hạn chế đi lại và đóng băng tài sản. Sắc lệnh hoàng gia nhấn mạnh Ả Rập Saudi sẽ không thể tồn tại nếu nạn tham nhũng không bị diệt trừ tận gốc và những kẻ tham nhũng phải chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng “cuộc thanh trừng” nói trên không chỉ nhằm chống tham nhũng mà còn loại bỏ bất kỳ sự chống đối tiềm tàng nào đối với Thái tử Mohammed trong bối cảnh ông đang thúc đẩy một chương trình cải cách đầy tham vọng và gây tranh cãi. Một chuyên gia giấu tên tại một ngân hàng lớn ở vùng Vịnh nói với Reuters rằng không ai ở Ả Rập Saudi tin rằng tham nhũng là nguyên nhân gốc rễ của vụ thanh trừng.

Một số nhân vật nổi bật khác bị bắt giữ là Bộ trưởng Kinh tế Adel Fakieh, Hoàng tử Turki bin Abdullah (cựu Thống đốc Riyadh), Khalid al-Tuwaijiri (người đứng đầu Tòa án Hoàng gia dưới thời cố Quốc vương Abdullah), cựu Bộ trưởng Tài chính Ibrahim al-Assaf, Bakr bin Laden (Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Saudi Binladin), Alwaleed al-Ibrahim (ông chủ mạng truyền hình MBC)…

Tác động của vụ thanh trừng khiến thị trường chứng khoán Ả Rập Saudi giảm điểm ngày 5-11. Đáng chú ý, chỉ số TASI có lúc giảm đến 1,5% trong vòng 8 phút. Riêng cổ phiếu của Công ty Đầu tư Kingdom Holding, do Hoàng tử Alwaleed làm chủ, trượt 9,9%.

 
Theo Người Lao Động
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Thức ăn đường phố phong phú đã giúp người dân Triều Tiên tồn tại trong nhiều thập kỷ qua nhưng lại khiến các quốc gia khác khó thấy được tác động của các l
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Sau một tuần hội họp với những hoạt cảnh quen thuộc mà cứ mỗi 5 năm người ta lại thấy một lần, Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 19
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201712:35 CH
(HNPD) Muốn tìm hiểu kỹ lưỡng, sâu xa hơn, tất nhiên là chúng ta phải tìm đọc những cuốn sách đáng tin cậy về chuyện này…
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Chính sách ngoại giao với Malaysia của ông Trump là một bài học tuyệt vời cho chính sách đối ngoại của nước Mỹ mà Nhà Trắng đã rất cần trong hơn một thập niên qua
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 201711:53 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông không chắc nhà ngoại giao cao cấp nhất của ông, Rex Tillerson, sẽ tiếp tục giữ chức vụ này đến hết nhiệm kỳ
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Sự im lặng của tổng thống Mỹ trước hành động xâm lấn của Trung Quốc củng cố sự tái sa ngã của ASEAN
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20177:05 SA
« Cuộc tấn công hôm thứ Ba (31/10/2017) nhắc lại rằng sự sụp đổ của « quốc gia Hồi Giáo califa » tại Irak và Syria vẫn không phá vỡ được chiến dịch
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần này bắt đầu một chuyến công du châu Á dài 12 ngày (03/11-14/11/2017). Một chuyến đi đầy khó khăn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20173:48 SA
Một cựu quan chức cấp cao của Triều Tiên cho biết một vụ tấn công quân sự phủ đầu của Mỹ vào Triều Tiên sẽ kích hoạt một cuộc trả đũa tự động,
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:51 SA
Ngay sau khi Trung Quốc đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng, Việt Nam đã cử đặc phái viên sang Bắc Kinh tìm hiểu “tinh thần” của tư tưởng này