Nhà Nước pháp quyền: Đọ sức căng thẳng giữa Liên Âu và 3 thành viên ngỗ nghịch

Thứ Sáu, 20 Tháng Mười Một 20208:00 SA(Xem: 3183)
Nhà Nước pháp quyền: Đọ sức căng thẳng giữa Liên Âu và 3 thành viên ngỗ nghịch
rfi.fr

Nhà Nước pháp quyền: Đọ sức căng thẳng giữa Liên Âu và 3 thành viên ngỗ nghịch

Trọng Nghĩa

Để cứu nền kinh tế đang chịu tác hại nặng nề của dịch Covid-19, Liên Hiệp Châu Âu rất cần tiền và một ngân sách khổng lồ đã được chuẩn bị xong, chỉ còn chờ đèn xanh của các nhà lãnh đạo vào hôm nay 19/11/2020, nhân cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến. Tuy nhiên vào giờ chót, Ba Lan và Hungary đã dọa phủ quyết ngân sách để buộc Liên Âu không được gắn các khoản tài trợ với yêu cầu tôn trọng Nhà nước pháp quyền.

Đòi hỏi này của Ba Lan và Hungary cũng được Slovenia ủng hộ. Thái độ bị cho là bắt bí của các nước trên đã buộc giới lãnh đạo Liên Âu phải cấp tốc tìm giải pháp, vì tình hình dịch bệnh Covid-19 rất cấp bách.

Vấn đề tôn trọng Nhà nước pháp quyền tại Hungary và Ba Lan đã gây căng thẳng từ nhiều năm nay giữa đa số các thành viên Liên Hiệp Châu Âu với các chính phủ dân tộc chủ nghĩa của đảng Luật Pháp và Công Lý PiS của ông Jaroslaw Kaczynski ở Ba Lan và Liên Minh Công Dân Hungary Fidesz của ông Viktor Orban ở Hungary.

Hai nước này thường xuyên bị Bruxelles chỉ trích về các chính sách coi nhẹ tính độc lập của tư pháp và quyền tự do truyền thông. Đối với Ủy Ban Châu Âu và Nghị Viện Châu Âu, các chính sách gần đây, mà Budapest hay Vacxava áp dụng, đã trái ngược với các giá trị dân chủ vốn là nền tảng của Liên Hiệp Châu Âu.

Tranh thủ việc kế hoạch khôi phục kinh tế sau đại dịch và ngân sách Liên Âu, được thông qua vào tháng 7 vừa qua, giới lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu đã lồng vào kế hoạch một điều kiện, rõ ràng là nhắm trước hết vào hai nước ngỗ nghịch Ba Lan và Hungary: Để được hưởng các khoản tài trợ Liên Âu, phải tôn trọng một nền tư pháp độc lập, quyền tự do báo chí, tự do giáo dục…

Đối với các thành viên Liên Âu nói chung, điều kiện này không có gì là khó chấp nhận, nhưng đối với hai chế độ đang cầm quyền tại Ba Lan và Hungary thì hoàn toàn khác, và hai nước này đã lập tức đe dọa dùng quyền phủ quyết để bác bỏ ngân sách và kế hoạch khôi phục kinh tế của toàn khối.

Hành vi bắt bí

Lời đe dọa của Ba Lan và Hungary đã bị coi là hành vi bắt bí, vì nếu không có sự đồng thuận của toàn bộ 27 thành viên thì ngân sách của Liên Âu không thể được thông qua, và không một nước nào trong khối có thể nhận được các khoản tài trợ cần thiết để khắc phục hậu quả của dịch Covid-19.

Vacxava và Budapest được cho là đã tính toán rằng vì cần tiền một cách gấp rút để giải quyết khủng hoảng y tế và kinh tế trong nước, nhiều thành viên Liên Âu sẽ gây áp lực buộc Bruxelles xóa bỏ “điều kiện Nhà nước pháp quyền”, để khỏi bị Ba Lan và Hungary cản trở.

Tinh toán của hai nước này như đã thành công khi vào hôm qua, Slovenia công khai lên tiếng ủng hộ việc vô hiệu hóa điều kiện Nhà nước pháp quyền. Thế nhưng nhìn chung, thủ đoạn bắt cả khối làm con tin của hai chính quyền Budapest và Vacxava đã gây nên phản ứng bất bình của rất nhiều thành viên khác của Liên Hiệp Châu Âu.

Nghị Viện Châu Âu vào hôm qua đã lên tiếng bác bỏ mọi khả năng đàm phán lại về điều kiện Nhà ước pháp quyền. Đáng chú ý là phản ứng của Cộng Hòa Séc và Slovakia, bênh vực việc củng cố dân chủ, cho dù là đồng minh với Ba Lan và Hungary trong nhóm các nước Đông Âu Visegrad. Thủ tướng Rumani cũng cho rằng Nhà nước pháp quyền là một nguyên tắc mà mọi lãnh đạo châu Âu đều phải công nhận.

Tại cuộc họp hôm nay, các lãnh đạo Liên Âu chắc chắn sẽ tìm cách thuyết phục Ba Lan, Hungary và Slovenia. Tuy nhiên, nếu không tìm ra được thỏa hiệp, Liên Âu rốt cuộc có thể sẽ dùng đến một biện pháp mạnh: đó là tìm kiếm một thỏa thuận chỉ gồm 25 hoặc 24 nước, gạt ra bên lề các nước không đồng ý.

Một quan chức ngoại giao Pháp vào hôm qua đã gợi lên khả năng dùng đến giải pháp “hợp tác tăng cường”, một thủ tục theo đó một số quốc gia châu Âu có thể tự mình thực hiện một chính sách nhất định.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Thức ăn đường phố phong phú đã giúp người dân Triều Tiên tồn tại trong nhiều thập kỷ qua nhưng lại khiến các quốc gia khác khó thấy được tác động của các l
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Sau một tuần hội họp với những hoạt cảnh quen thuộc mà cứ mỗi 5 năm người ta lại thấy một lần, Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 19
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201712:35 CH
(HNPD) Muốn tìm hiểu kỹ lưỡng, sâu xa hơn, tất nhiên là chúng ta phải tìm đọc những cuốn sách đáng tin cậy về chuyện này…
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Chính sách ngoại giao với Malaysia của ông Trump là một bài học tuyệt vời cho chính sách đối ngoại của nước Mỹ mà Nhà Trắng đã rất cần trong hơn một thập niên qua
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 201711:53 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông không chắc nhà ngoại giao cao cấp nhất của ông, Rex Tillerson, sẽ tiếp tục giữ chức vụ này đến hết nhiệm kỳ
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Sự im lặng của tổng thống Mỹ trước hành động xâm lấn của Trung Quốc củng cố sự tái sa ngã của ASEAN
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20177:05 SA
« Cuộc tấn công hôm thứ Ba (31/10/2017) nhắc lại rằng sự sụp đổ của « quốc gia Hồi Giáo califa » tại Irak và Syria vẫn không phá vỡ được chiến dịch
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần này bắt đầu một chuyến công du châu Á dài 12 ngày (03/11-14/11/2017). Một chuyến đi đầy khó khăn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20173:48 SA
Một cựu quan chức cấp cao của Triều Tiên cho biết một vụ tấn công quân sự phủ đầu của Mỹ vào Triều Tiên sẽ kích hoạt một cuộc trả đũa tự động,
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:51 SA
Ngay sau khi Trung Quốc đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng, Việt Nam đã cử đặc phái viên sang Bắc Kinh tìm hiểu “tinh thần” của tư tưởng này