Phụ nữ phải 'đợi hơn 250 năm để bình đẳng giới'

Thứ Năm, 27 Tháng Hai 20209:00 CH(Xem: 4622)
Phụ nữ phải 'đợi hơn 250 năm để bình đẳng giới'

Phụ nữ có thể phải chờ thêm 257 năm để đạt bình đẳng giới tại nơi làm việc, theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. 

Trong khi khoảng cách giới dần thu hẹp ở nhiều lĩnh vực như chính trị, y tế và giáo dục, bất bình đẳng tại nơi làm việc chưa thể xóa bỏ cho tới năm 2276, theo báo cáo được công bố hôm 17/12 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Điều đó đồng nghĩa phụ nữ phải mất 257 năm nữa mới được trả lương và có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp như nam giới.

Theo WEF, bất bình đẳng giới tại nơi làm việc trên toàn cầu năm 2019 tăng đáng kể so với năm 2018, từ mức 202 năm để đạt cân bằng lên 257 năm. 

Dù số lượng lao động lành nghề và lãnh đạo cấp cao là nữ giới tăng lên, tỷ lệ tham gia thị trường lao động và tiền thưởng của nữ giới vẫn thấp so với nam giới. Trong khi 78% nam giới tham gia thị trường lao động, con số này ở nữ giới là 55%. 

Báo cáo của WEF cũng cho thấy sự chênh lệch về tiền lương giữa nam giới và nữ giới dần thu hẹp ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong thập kỷ qua, nhưng mở rộng ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. 

Thượng nghị sĩ đảng Xanh Larissa Waters cho con bú khi phát hiểu trước quốc hội Australia tháng 6/2017. Ảnh: Sun.

Thượng nghị sĩ đảng Xanh Larissa Waters cho con bú khi phát biểu trước quốc hội Australia tháng 6/2017. Ảnh: Sun.

Báo cáo thường niên được WEF thực hiện dựa trên số liệu theo dõi 153 quốc gia ở 4 lĩnh vực: giáo dục, y tế, cơ hội kinh tế và trao quyền chính trị. Khoảng cách giới tính chung cho tất cả lĩnh vực trên giảm còn 99,5 năm so với 108 năm vào năm ngoái.  

Trong lĩnh vực giáo dục, khoảng cách giới đã giảm 96% và cần thêm 12 năm để xóa bỏ. Trong lĩnh vực y tế, khoảng cách này tương đối nhỏ, nhưng các nhà nghiên cứu chưa biết cần bao lâu để đạt bình đẳng giới hoàn toàn. 

Trong khi đó, chính trị cũng ghi nhận cải thiện lớn về vấn đề này. Năm 2019, phụ nữ giữ 25,2% số ghế trong hạ viện, và 22,1% vị trí bộ trưởng, so với tỷ lệ 24,1% và 19% trong năm 2018.

Tuy nhiên, WEF chỉ ra tiến bộ về bất bình đẳng giới có sự chênh lệch ở các quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước Tây Âu cần 54,4 năm để xóa khoảng cách giới, nhưng các nước ở Trung Đông và Bắc Phi phải mất 140 năm.

Báo cáo của WEF cho thấy các nước Bắc Âu đi đầu về thực hiện bình đẳng giới, với Iceland ở vị trí đầu bảng, tiếp theo là Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển. Trong khi đó, Syria, Pakistan, Iraq và Yemen là các quốc gia xếp cuối bảng trong danh sách các nước tham gia khảo sát.

Việt Nam xếp thứ 87 trong bảng xếp hạng chỉ số bình đẳng giới chung của WEF, tụt 10 bậc so với năm 2018. Ngoài ra, báo cáo của WEF chỉ ra Việt Nam xếp lần lượt ở vị trí 31 về chỉ số cơ hội kinh tế, 93 về giáo dục, 151 về y tế và 110 về trao quyền chính trị.

Xét trong 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới, Đức xếp ở vị trí thứ 10, theo sau là Pháp (15), Nam Phi (17), Canada (19) và Anh (21). Mỹ tụt hai bậc xuống vị trí 53. Báo cáo của WEF chỉ ra "phụ nữ Mỹ vẫn phải đấu tranh cho các vị trí lãnh đạo doanh nghiệp và chưa được công nhận trong vai trò lãnh đạo chính trị".

Thanh Tâm (Theo AFP)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Thức ăn đường phố phong phú đã giúp người dân Triều Tiên tồn tại trong nhiều thập kỷ qua nhưng lại khiến các quốc gia khác khó thấy được tác động của các l
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Sau một tuần hội họp với những hoạt cảnh quen thuộc mà cứ mỗi 5 năm người ta lại thấy một lần, Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 19
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201712:35 CH
(HNPD) Muốn tìm hiểu kỹ lưỡng, sâu xa hơn, tất nhiên là chúng ta phải tìm đọc những cuốn sách đáng tin cậy về chuyện này…
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Chính sách ngoại giao với Malaysia của ông Trump là một bài học tuyệt vời cho chính sách đối ngoại của nước Mỹ mà Nhà Trắng đã rất cần trong hơn một thập niên qua
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 201711:53 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông không chắc nhà ngoại giao cao cấp nhất của ông, Rex Tillerson, sẽ tiếp tục giữ chức vụ này đến hết nhiệm kỳ
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Sự im lặng của tổng thống Mỹ trước hành động xâm lấn của Trung Quốc củng cố sự tái sa ngã của ASEAN
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20177:05 SA
« Cuộc tấn công hôm thứ Ba (31/10/2017) nhắc lại rằng sự sụp đổ của « quốc gia Hồi Giáo califa » tại Irak và Syria vẫn không phá vỡ được chiến dịch
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần này bắt đầu một chuyến công du châu Á dài 12 ngày (03/11-14/11/2017). Một chuyến đi đầy khó khăn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20173:48 SA
Một cựu quan chức cấp cao của Triều Tiên cho biết một vụ tấn công quân sự phủ đầu của Mỹ vào Triều Tiên sẽ kích hoạt một cuộc trả đũa tự động,
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:51 SA
Ngay sau khi Trung Quốc đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng, Việt Nam đã cử đặc phái viên sang Bắc Kinh tìm hiểu “tinh thần” của tư tưởng này