Một mình hưởng lợi?

Thứ Sáu, 15 Tháng Mười Hai 201710:02 CH(Xem: 6354)
Một mình hưởng lợi?

Sự tập hợp của 4 nền dân chủ "có cùng tư tưởng" - gồm Nhật Bản, Mỹ, Úc và Ấn Độ - nhằm kìm hãm sức mạnh gia tăng của Trung Quốc dường như chỉ mang lại lợi ích cho một nước và sẽ tạo ra những cơn đau đầu về kinh tế, ngoại giao cho 3 nước còn lại.

Vào tháng rồi, giới chức các nước Mỹ, Ấn Độ, Úc, Nhật Bản đã gặp nhau bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan tại thủ đô Manila - Philippines để thảo luận vấn đề hợp tác khu vực và toàn cầu. Đây là lần gặp gỡ đầu tiên kể từ khi ý tưởng "Đối thoại An ninh bốn bên" được Nhật Bản nêu lên lần đầu tiên cách nay đúng 1 thập kỷ.

Ý tưởng về "Tứ giác kim cương" này xuất phát từ nhận định rằng nên suy nghĩ, hoặc đối thoại, về khu vực "Ấn Độ - Thái Bình Dương", thay vì "châu Á - Thái Bình Dương", để thu hút Ấn Độ vào nhóm nhằm kìm hãm sức mạnh của Trung Quốc. Phản ứng trước cuộc gặp nêu trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng sự hợp tác khu vực không nên bị chính trị hóa hoặc mang tính loại trừ.

Một mình hưởng lợi? - Ảnh 1.

Thủ tướng Nhật Bản Sinzo Abe, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Úc Ảnh: AP

Đối với Nhật Bản, "Tứ giác kim cương" giúp tăng cường an ninh các tuyến đường thương mại quốc tế với chi phí không cao. Sự kết hợp này có thể gây căng thẳng với Trung Quốc nhưng quan hệ lạnh nhạt giữa Bắc Kinh và Tokyo đồng nghĩa Nhật Bản không có nhiều thứ để mất.

Một số người đặt vấn đề rằng "Tứ giá kim cương" sẽ đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn. Trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ xem "Tứ giác kim cương" là một ví dụ khác về nỗ lực của Mỹ nhằm duy trì thế thống trị đơn cực trên thế giới và đồng cảm với Trung Quốc, Moscow vẫn không khỏi lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.

Mỹ sẽ hoan nghênh vai trò của các bên còn lại trong "Tứ giác kim cương" trong việc giúp Washington duy trì sự thống trị trên biển. Thế nhưng, ở đây vẫn có một yếu tố tiêu cực: Nỗ lực kiểm soát các vùng ngoài khơi bờ biển phía Đông Trung Quốc không phải là lợi ích hàng đầu của Washington - trừ phi Mỹ muốn kích động một cuộc xung đột nhằm làm thỏa mãn cảm giác bản thân mình quan trọng.

Thế còn lợi ích đối với Úc là gì? Không nhiều. Khoảng 30% hàng xuất khẩu của Úc có điểm đến là Trung Quốc; với Nhật Bản và Hàn Quốc, tỉ lệ này chỉ là 20%. Trung Quốc muốn kiểm soát biển Đông để có thể tiếp tục nhập khẩu từ các nước giàu tài nguyên, như Úc. Nếu cần thiết, sẽ có những tuyến đường biển thay thế đến Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ngoài tác động bất lợi đến quan hệ của Úc với Trung Quốc - dựa vào liên minh hiện nay giữa Úc và Mỹ, ảnh hưởng này có thể không nhiều - sự hiện diện của Canberra trong "Tứ giác kim cương" sẽ khuyến khích New Delhi tham gia. Lượng hàng xuất khẩu của Ấn Độ sang Nhật Bản và Hàn Quốc rất ít ỏi. Cả Úc lẫn Ấn Độ sẽ hưởng lợi nhiều hơn nếu New Delhi tập trung vào việc đạt được vị thế thống trị về an ninh ở Ấn Độ Dương, trong lúc 2 nước này ngăn được sự xấu đi trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Chiến lược "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc trước hết là về an ninh năng lượng. Nga, Kazakhstan, Turkmenistan - và có lẽ Iran - có thể cung cấp lượng dầu khí khổng lồ cho Trung Quốc nhưng điều này phụ thuộc vào thái độ của Nga, quốc gia đang thống trị về quân sự và ngoại giao tại khu vực. Dù ảnh hưởng của Nga ở Trung Á có thể đang giảm sút, biển Caspian vẫn sẽ luôn chịu sự kiểm soát của Moscow, từ đó đe dọa đến Kazakhstan, Turkmenistan và Iran.

Trung Quốc cần và muốn tiếp tục nhận được năng lượng từ Trung Đông. Tàu chiến Ấn Độ đang tuần tra eo biển Malacca, nằm giữa bán đảo Malay và đảo Sumatra của Indonesia, và nguồn cung cấp năng lượng cho Trung Quốc qua nơi này có thể bị gián đoạn.

Có vẻ như mục đích chính của Ấn Độ khi hiện diện ở Trung Á là chống lại chiến lược "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. Dù vậy, tham vọng này phần lớn là không thực tế và không cần thiết bởi bất kỳ nguồn tài nguyên nào ở Trung Á cũng đều có thể được tiếp cận ở những nơi khác. Với Ấn Độ, cách duy nhất để có được sự tiếp cận là qua Iran, đặc biệt là thông qua cảng Chabahar mà Ấn Độ đã xây dựng ở đó.

Tham gia "Tứ giác kim cương" khiến Ấn Độ đang phải ôm đồm quá nhiều việc và khiêu khích Trung Quốc một cách không cần thiết bằng cách đụng chạm đến những lợi ích an ninh hàng hải quan trọng, giống như những gì New Delhi đang cố làm ở Trung Á. Điều này không có lợi cho cả Ấn Độ lẫn Úc. 

NGÔ SINH (lược dịch từ Báo South China Morning Post)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20177:05 SA
« Cuộc tấn công hôm thứ Ba (31/10/2017) nhắc lại rằng sự sụp đổ của « quốc gia Hồi Giáo califa » tại Irak và Syria vẫn không phá vỡ được chiến dịch
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần này bắt đầu một chuyến công du châu Á dài 12 ngày (03/11-14/11/2017). Một chuyến đi đầy khó khăn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20173:48 SA
Một cựu quan chức cấp cao của Triều Tiên cho biết một vụ tấn công quân sự phủ đầu của Mỹ vào Triều Tiên sẽ kích hoạt một cuộc trả đũa tự động,
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:51 SA
Ngay sau khi Trung Quốc đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng, Việt Nam đã cử đặc phái viên sang Bắc Kinh tìm hiểu “tinh thần” của tư tưởng này
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:19 SA
Gần suốt Thế kỷ 20 nhân loại đã biết như thế nào là thảm họa Đỏ. Thảm họa nầy bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản ra đời và họ chọn màu đỏ l
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20177:55 SA
Một số quốc gia Châu Á từng ở mức thấp hơn Việt Nam Cộng Hoà trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20177:10 CH
Tuy nhiên sử dụng nhiều là vậy nhưng chắc chắn có điều bạn chưa biết về chiếc xe vẫn dùng hàng ngày này - cụ thể là chiếc chống xe.Cụ thể, nếu được hỏi vì sao chiếc chống nghiêng xe máy lại nằm bên trái
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20176:04 CH
GRAHAM ALLISON là Giáo sư môn Chính phủ thuộc chương trình Douglas Dillon tại Harvard Kennedy School of Government. Tiểu luận này phỏng theo cuốn sách của ông,
Chủ Nhật, 25 Tháng Mười Hai 20223:00 CH