Những vấn đề Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp

Thứ Năm, 10 Tháng Giêng 20194:04 SA(Xem: 5139)
Những vấn đề Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp

Ảnh minh họa Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Những vấn đề phức tạp chính giữa hai bên bao gồm: sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và tiếp cận thị trường

Cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vừa kết thúc với những tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên một thỏa thuận cụ thể giữa hai bên dường như là vẫn đang ngoài tầm với.


Có rất ít những chi tiết mấu chốt được rút ra từ cuộc đàm phán chỉ ra mức độ khó khăn mà Washington và Bắc Kinh sẽ phải phải đối mặt trong thời gian tới để giải quyết những vấn đề phức tạp.

Những vấn đề chính giữa hai bên bao gồm: sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và tiếp cận thị trường, cùng với đó là tham vọng công nghệ của Bắc Kinh.

Nếu không có sự thay đổi căn bản về cấu trúc nền kinh tế từ phía Trung Quốc, cả hai sẽ khó tìm được tiếng nói chung trong những vấn đề này.

1. Sở hữu trí tuệ

Mỹ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ từ các doanh nghiệp Mỹ và buộc họ phải chuyển giao công nghệ cho phía Trung Quốc.

Các công ty Mỹ thì cho rằng chính quyền Trung Quốc luôn thiên vị và đưa ra những quy tắc có lợi cho doanh nghiệp địa phương .

Phía Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc này.

"Không có điều luật nào ở Trung Quốc nói rằng bạn phải giao tài sản trí tuệ của mình cho các công ty Trung Quốc," Tiến sỹ Trương Huy Đào (Wang Huiyao), Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc và toàn cầu hóa, nhóm chuyên gia tư vấn cho chính phủ Trung Quốc.

"Nhưng chính phủ cũng cảm nhận được mối lo ngại từ phía Mỹ và có ý định sẽ trừng phạt những loại vi phạm này, nếu chúng thực sự xảy ra."

Để giải quyết mối lo ngại này, Bắc Kinh đã thành lập một tòa án về sở hữu trí tuệ và đang soạn thảo điều luật khiến giới chức Trung Quốc khó khăn hơn trong việc yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao công nghệ của họ cho Trung Quốc.

Tuy nhiên các luật sư phía Mỹ chỉ ra rằng bộ máy tư pháp của Trung Quốc nằm dưới sự điều hành của Đảng Cộng sản, và như thế các quyết định về pháp l‎ý sẽ được đưa ra theo cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc mong muốn, đặc biệt là khi có sự tham gia của một doanh nghiệp nhà nước.

Ảnh nữ minh họa Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ông Trump luôn phàn nàn về các hoạt động giao dịch của Trung Quốc kể từ khi ông nắm quyền năm 2016

2. Tiếp cận thị trường

Thành công của nền kinh tế Trung Quốc có được dựa trên cách tiếp cận mục tiêu, trung tâm và được thiết kế nhằm có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước.

Điều này hoàn toàn trái ngược với cách vận hành của các công ty Mỹ.

Mỹ cho rằng Trung Quốc hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước một cách không công bằng, cho họ những khoản vay lãi suất thấp và giúp đỡ những doanh nghiệp này cạnh tranh với các công ty nước ngoài một số ngành như hàng không vũ trụ, sản xuất chip điện tử và ô tô điện - đưa họ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp Mỹ.

Phía Mỹ cho rằng ngay cả các công ty tư nhân Trung Quốc cũng có được những lợi thế, bởi vì các công ty nước ngoài khi cố gắng cạnh tranh ở Trung Quốc không có được những mối quan hệ hay quy mô đủ mạnh trong một thị trường khép kín, nơi mà họ cần những đối tác địa phương để hoạt động.

Trung Quốc đã hứa sẽ mở cửa thêm nhiều lĩnh vực kinh tế cho cạnh tranh nước ngoài, nhưng điều này là vô nghĩa trừ khi họ cho phép các công ty của mình hoạt động độc lập.

Một nữ công nhân Trung Quốc Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Một nữ công nhân Trung Quốc

3. Kế hoạch "Made in China 2025"

Lộ trình phát triển công nghiệp của Trung Quốc có lẽ là trở ngại lớn nhất cho hai bên.

"Made in China 2025" mang đến nhiều mối lo cho phía Mỹ và Mỹ coi kế họach này của Trung Quốc là một thách thức trực tiếp đối với vị thế của Mỹ trong những ngành như hàng không vũ trụ, chất bán dẫn và 5G.

"Những gì phía Mỹ muốn là thay đổi căn bản cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc," Christopher Balding, cựu giáo sư tại Đại học Bắc Kinh cho hay.

"Họ muốn Trung Quốc trở thành một quốc gia 'bình thường' theo định hướng thị trường. Tuy nhiên Trung Quốc lại không muốn điều đó."

Cả hai quốc gia đều đang gặp nhiều khó khăn từ chiến tranh thương mại và dự báo về tăng trưởng toàn cầu của hai bên cũng bị ảnh hưởng.

Vì vậy, cả hai đang cố gắng tìm ra một thỏa thuận mà họ "có thể hợp tác cùng", như Wilbur Ross đã nói.

Nhưng đừng nhầm lẫn - ngay cả khi họ đi đến một thỏa thuận, cuộc cạnh tranh giữa hai quốc gia này vẫn còn đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Đã gần một năm trôi qua kể từ ngày chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích với 239 hành khách
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Âu-Mỹ bị khủng hoảng khi mắt xít yếu nhất (the weakest link) bị đứt, trái lại Trung Quốc chỉ lâm nguy vào lúc mắt xít cứng nhất (the strongest link) lung lay
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Trung Quốc dường như đang muốn trải thảm đỏ lấy lòng Tổng thống Mỹ nhân chuyến thăm của ông tới nước này, chuyên gia nhận định.
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Một kết luận tự nhiên, được lặp đi lặp lại vào thời đó, là chủ nghĩa tư bản cuối cùng đã đánh bại chủ nghĩa cộng sản.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 CH
Đó là đơn giản, biển đảo và lãnh thổ của VN hiện nay nếu định giá là 1000 tỷ $ thì hàng ngày hay hàng trăm năm sau nó luôn sản sản xuất ra cái GDP có giá hàng triệu tỷ
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đêm 6/11, một người bạn ở Huế báo mưa không nhiều, chỉ có gió, nhưng nước ngập khắp nơi. Ký ức tang thương dội về trước cảnh báo Huế có thể
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Chuyên gia về hải quân Ni Lexiong, hiện làm việc tại Đại học Chính trị và Pháp luật Thượng Hải, nói: “FONOP chỉ là các chiến thuật
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Chính quyền Ả Rập Saudi hôm 4-11 đã cho bắt giữ 11 hoàng tử, 4 bộ trưởng và hàng chục cựu bộ trưởng trong chiến dịch trấn áp tham nhũng góp phần củng cố
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến công du chính thức đầu tiên tới châu Á, qua Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:10 SA
Cái khó ló cái khôn – ông bà đã dạy. Lòng can đảm, dù chẳng hề là thuộc tính của một chế độ, vẫn thình lình phơi ra trong bất kỳ tình thế nào