Những vấn đề Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp

Thứ Năm, 10 Tháng Giêng 20194:04 SA(Xem: 5136)
Những vấn đề Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp

Ảnh minh họa Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Những vấn đề phức tạp chính giữa hai bên bao gồm: sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và tiếp cận thị trường

Cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vừa kết thúc với những tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên một thỏa thuận cụ thể giữa hai bên dường như là vẫn đang ngoài tầm với.


Có rất ít những chi tiết mấu chốt được rút ra từ cuộc đàm phán chỉ ra mức độ khó khăn mà Washington và Bắc Kinh sẽ phải phải đối mặt trong thời gian tới để giải quyết những vấn đề phức tạp.

Những vấn đề chính giữa hai bên bao gồm: sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và tiếp cận thị trường, cùng với đó là tham vọng công nghệ của Bắc Kinh.

Nếu không có sự thay đổi căn bản về cấu trúc nền kinh tế từ phía Trung Quốc, cả hai sẽ khó tìm được tiếng nói chung trong những vấn đề này.

1. Sở hữu trí tuệ

Mỹ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ từ các doanh nghiệp Mỹ và buộc họ phải chuyển giao công nghệ cho phía Trung Quốc.

Các công ty Mỹ thì cho rằng chính quyền Trung Quốc luôn thiên vị và đưa ra những quy tắc có lợi cho doanh nghiệp địa phương .

Phía Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc này.

"Không có điều luật nào ở Trung Quốc nói rằng bạn phải giao tài sản trí tuệ của mình cho các công ty Trung Quốc," Tiến sỹ Trương Huy Đào (Wang Huiyao), Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc và toàn cầu hóa, nhóm chuyên gia tư vấn cho chính phủ Trung Quốc.

"Nhưng chính phủ cũng cảm nhận được mối lo ngại từ phía Mỹ và có ý định sẽ trừng phạt những loại vi phạm này, nếu chúng thực sự xảy ra."

Để giải quyết mối lo ngại này, Bắc Kinh đã thành lập một tòa án về sở hữu trí tuệ và đang soạn thảo điều luật khiến giới chức Trung Quốc khó khăn hơn trong việc yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao công nghệ của họ cho Trung Quốc.

Tuy nhiên các luật sư phía Mỹ chỉ ra rằng bộ máy tư pháp của Trung Quốc nằm dưới sự điều hành của Đảng Cộng sản, và như thế các quyết định về pháp l‎ý sẽ được đưa ra theo cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc mong muốn, đặc biệt là khi có sự tham gia của một doanh nghiệp nhà nước.

Ảnh nữ minh họa Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ông Trump luôn phàn nàn về các hoạt động giao dịch của Trung Quốc kể từ khi ông nắm quyền năm 2016

2. Tiếp cận thị trường

Thành công của nền kinh tế Trung Quốc có được dựa trên cách tiếp cận mục tiêu, trung tâm và được thiết kế nhằm có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước.

Điều này hoàn toàn trái ngược với cách vận hành của các công ty Mỹ.

Mỹ cho rằng Trung Quốc hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước một cách không công bằng, cho họ những khoản vay lãi suất thấp và giúp đỡ những doanh nghiệp này cạnh tranh với các công ty nước ngoài một số ngành như hàng không vũ trụ, sản xuất chip điện tử và ô tô điện - đưa họ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp Mỹ.

Phía Mỹ cho rằng ngay cả các công ty tư nhân Trung Quốc cũng có được những lợi thế, bởi vì các công ty nước ngoài khi cố gắng cạnh tranh ở Trung Quốc không có được những mối quan hệ hay quy mô đủ mạnh trong một thị trường khép kín, nơi mà họ cần những đối tác địa phương để hoạt động.

Trung Quốc đã hứa sẽ mở cửa thêm nhiều lĩnh vực kinh tế cho cạnh tranh nước ngoài, nhưng điều này là vô nghĩa trừ khi họ cho phép các công ty của mình hoạt động độc lập.

Một nữ công nhân Trung Quốc Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Một nữ công nhân Trung Quốc

3. Kế hoạch "Made in China 2025"

Lộ trình phát triển công nghiệp của Trung Quốc có lẽ là trở ngại lớn nhất cho hai bên.

"Made in China 2025" mang đến nhiều mối lo cho phía Mỹ và Mỹ coi kế họach này của Trung Quốc là một thách thức trực tiếp đối với vị thế của Mỹ trong những ngành như hàng không vũ trụ, chất bán dẫn và 5G.

"Những gì phía Mỹ muốn là thay đổi căn bản cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc," Christopher Balding, cựu giáo sư tại Đại học Bắc Kinh cho hay.

"Họ muốn Trung Quốc trở thành một quốc gia 'bình thường' theo định hướng thị trường. Tuy nhiên Trung Quốc lại không muốn điều đó."

Cả hai quốc gia đều đang gặp nhiều khó khăn từ chiến tranh thương mại và dự báo về tăng trưởng toàn cầu của hai bên cũng bị ảnh hưởng.

Vì vậy, cả hai đang cố gắng tìm ra một thỏa thuận mà họ "có thể hợp tác cùng", như Wilbur Ross đã nói.

Nhưng đừng nhầm lẫn - ngay cả khi họ đi đến một thỏa thuận, cuộc cạnh tranh giữa hai quốc gia này vẫn còn đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20174:22 SA
D. Trump và V. Putin cùng nhau thông đồng lên tiếng bác bỏ chuyện nước Nga can thiệp thô bạo vào cuộc bầu cử để hỗ trợ cho ông D. Trump trúng cử sát nút
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 CH
Hà Nội, Việt Nam – Cuộc chiến tổng lực của Việt Nam với Hoa Kỳ đã diễn ra trong một thập kỷ. Căng thẳng với người láng giềng phương Bắc, Trung Quốc,
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Sau 35 năm tăng trưởng nhanh chóng, nền kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể trong vài năm qua. Thời kỳ tăng trưởng hai con số đã thu nhỏ lại còn khoảng 6-7%, giảm gần một nử
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Chuyến công du châu Á của tổng thống Mỹ Donald Trump được tất cả nhật báo Pháp quan tâm. La Croix chơi chữ « Hoàng đế Tập tiếp ông chủ Trump như một ông hoàng »
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đặt chân tới Bắc Kinh tuần này, ông ta sẽ thấy người tương nhiệm Tập Cận Bình đang ngự trị trên đỉnh cao quyền lực
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Khi mặt trời lặn sau bức tường đỏ của Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung và hai vị phu nhân cùng thưởng thức buổi biểu diễn kinh kịch
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20176:36 SA
Khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trần Đại Quang tiến bước xuống thảm đỏ giữa tiếng quân nhạc hùng tráng tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nộ
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Chiều Thứ Tư [08/11/2017] Tổng thống Trump và bà Melania xuất hiện tại Viện Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh. Tiếp đó là một loạt những hoạt động t
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Khai mạc Đại hội Khóa 19 của đảng Cộng sản Trung Hoa, Tổng bí thư Tập Cận Bình trình bày những tiến bộ về kinh tế, xã hội và ngoại giao của Trung Quốc
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Đã gần một năm trôi qua kể từ ngày chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích với 239 hành khách