Martin Luther King, biểu tượng đấu tranh dân quyền

Thứ Tư, 04 Tháng Tư 20186:30 SA(Xem: 5710)
Martin Luther King, biểu tượng đấu tranh dân quyền

Martin Luther King Jr., hiện thân của phong trào dân quyền ở Mỹ, bị ám sát cách đây 50 năm vào ngày 4 tháng 4 năm 1968. Dưới đây là một số sự kiện chính về cuộc đời của ông.

Đầu đời

Martin Luther King Jr. sinh ngày 15 tháng 1 năm 1929 ở thành phố Atlanta, bang Georgia. Ông là con của ông Martin Luther King Sr., một nhà thuyết giáo và nhà lãnh đạo dân quyền có tiếng ở địa phương, và bà Alberta King, một cựu giáo viên. Ông King nói rằng ông lần đầu tiên ý thức về nạn kì thị chủng tộc lúc 6 tuổi, khi cha của một người bạn da trắng cấm con trai chơi với ông.

Tổ chức biểu tình

Ông King bắt đầu được biết tới vào giữa những năm 1950. Trong tư cách một nhà thuyết giáo trẻ tuổi, ông đã dẫn đầu một nỗ lực thành công để xóa bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc trên xe buýt công cộng tại thành phố Montgomery ở bang Alabama, buộc thành phố này phải chấm dứt việc kì thị hành khách người da đen. Ông đã tổ chức các cuộc biểu tình trong suốt những năm 1950 và 1960 chống lại sự phân chia chủng tộc ở miền nam của Mỹ, cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng và quyền đầu phiếu của người da đen.

Bất bạo động

Ông King hiểu rằng chìa khóa tới thành công cho phong trào dân quyền là một chiến lược biểu tình bất bạo động, điều mà mà ông cổ súy thay cho nổi dậy vũ trang. Ông nói rằng ông được truyền cảm hứng từ những lời dạy của nhà lãnh đạo Ấn Độ Mahatma Gandhi. Phong trào này được thử nghiệm ở những nơi như thành phố Birmingham, bang Alabama, nơi mà cảnh sát xua chó tấn công và xịt vòi rồng để giải tán học sinh biểu tình, và ở Selma, bang Alabama, nơi mà một cuộc tuần hành năm 1965 được nhớ tới như là "Chủ Nhật Đẫm máu" vì cảnh sát tấn công người biểu tình.

Tuần hành ở Washington

Bài diễn văn nổi tiếng "Tôi có một ước mơ" của ông King đã đưa một phong trào, trước đó chủ yếu là một phong trào của người da đen ở miền Nam, thành một cuộc vận động dân quyền toàn quốc. Đến tháng 8 năm 1963, nỗ lực tranh đấu cho quyền bình đẳng đã phát triển mạnh mẽ khắp nước Mỹ và 250.000 người, cả da đen và da trắng, đã tuần hành tới thủ đô để tham gia cuộc Tuần hành ở Washington. Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa và không ai bị bắt.

Chiến thắng chính trị

Phong trào dân quyền lên đến đỉnh điểm vào năm 1964, khi Tổng thống Lyndon Johnson ký Đạo luật Quyền Dân sự cấm kì thị chủng tộc ở những nơi công cộng và ông King được trao giải Nobel Hòa bình. Năm sau, Đạo luật Quyền Bầu cử cấm các tập tục từng được sử dụng để ngăn người da đen tham gia vào các cuộc bầu cử.

Bị ám sát

Vào ngày 4 tháng 4 năm 1968, một phát súng duy nhất đã giết chết ông King trên ban-công nhà nghỉ ở thành phố Memphis, bang Tennessee, nơi ông đang ủng hộ các công nhân vệ sinh đình công. James Earl Ray, một kẻ kì thị chủng tộc, nhận tội bắn ông King và ngồi tù đến hết đời. Ông King, qua đời ở tuổi 39, đã diễn thuyết vào đêm hôm trước mà dường như dự báo về vụ ám sát. "Tôi đã nhìn thấy Miền đất Hứa. Tôi có thể không đến đó được với các bạn, nhưng đêm nay tôi muốn các bạn biết rằng chúng ta trong tư cách một dân tộc sẽ đến đó," ông nói.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20187:00 CH
Các nhà khoa học đã khép lại nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ qua về xác ướp bí ẩn được khai quật ở Thụy Sĩ của một phụ nữ qua đời từ thế kỷ XVIII
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20189:00 CH
Thay vì ngồi đối diện, trợ thủ kinh tế đắc lực của ông Tập Cận Bình đã chuyển lên ngồi bàn Chủ tich, ngay bên cạnh Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ trong 1 hội nghị cấp cao.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20179:19 SA
Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20176:09 SA
Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng,
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:21 CH
Mỹ hôm thứ Năm áp đặt các biện pháp chế tài đối với bảy cá nhân và ba thực thể Triều Tiên về điều mà Mỹ gọi là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:27 CH
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công.