Đức Đạt Lai Lạt Ma: Chế độ chuyên chế không phù hợp với Trung Quốc

Chủ Nhật, 15 Tháng Mười Hai 20194:00 SA(Xem: 4539)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Chế độ chuyên chế không phù hợp với Trung Quốc

Gần đây, tại Ấn Độ, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có bài diễn thuyết và cho biết, qua chiến dịch biểu tình của người Hồng Kông chống Dự luật Dẫn độ cho thấy chế độ chuyên chế không phù hợp với Trung Quốc, khó có thể kéo dài loại chế độ này. Tháng trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chia sẻ bài học đau đớn về đàn áp bạo lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Tây Tạng sau khi chấp nhận “một nước hai chế độ”.

The_14th_Dalai_Lama_FEP-1024x687
Đạt Lai Lạt Ma, vị Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng đang sống lưu vong và không được chính quyền Bắc Kinh công nhận (Ảnh: Wiki)

Hôm 12/12, Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) dẫn nguồn tin từ Nagaland Post (Ấn Độ) và Tiếng nói Tây Tạng cho biết, ngày 11/12 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời đến phát biểu tại Đại học Goa nằm ở thủ phủ Panaji của tỉnh Goṃya ở Ấn Độ.

Trong bài phát biểu, Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ rằng, hệ thống toàn trị độc tài không phù hợp với Trung Quốc. Thông qua sự kiện chiến dịch biểu tình chống Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông cho thấy chế độ toàn trị này sẽ không bền vững lâu dài.

Trước đó không lâu, ngày 20/11 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có bài phát biểu tại trường St. Columbiaa ở New Delhi – Ấn Độ, bài phát biểu tựa đề “Chế ngự tức giận và lo âu”, sau đó dành khoảng thời gian trả lời câu hỏi của sinh viên. Sau khi một sinh viên hỏi câu hỏi về việc ông lưu vong từ Tây Tạng sang Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chia sẻ với các sinh viên một số bài học đau đớn tại Tây Tạng.

Ông cho biết, Tây Tạng là khu vực sớm nhất ở Trung Quốc Đại Lục chấp nhận cái gọi là “một quốc gia, hai chế độ”, trước khi xảy ra điều này ông đã từng đến Bắc Kinh. Sau đó ông đã gần gũi với ĐCSTQ trong thời gian dài 9 năm. Nhưng sau khi nắm quyền lực thì giới chức lãnh đạo của ĐCSTQ bắt đầu sa đọa, trong khi Trung Quốc Đại Lục thì không có một hệ thống tư pháp độc lập.

Trong thời kỳ Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng, dưới áp lực của hàng chục ngàn quân ĐCSTQ tiến vào Tây Tạng, vào năm 1951 Tây Tạng đã phái một phái đoàn gồm 5 thành viên đến Bắc Kinh để ký kết “Hiệp định 17 điều giải phóng hòa bình Tây Tạng” với ĐCSTQ, theo đó lần đầu thử nghiệm mô hình “một quốc gia, hai chế độ” sau khi ĐCSTQ thống lĩnh Trung Quốc Đại Lục. Khi đó ĐCSTQ do Mao Trạch Đông đứng đầu đã đưa ra cam kết: tôn trọng chế độ và địa vị hiện hữu của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma ở Tây Tạng; không thay đổi quyền lực và chức vị quan chức tại tất cả các cấp; thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Nhưng cuối cùng ĐCSTQ đã không giữ lời hứa, đơn phương xé bỏ thỏa thuận 17 điều, buộc thực thi chính sách gọi là “Công xã nhân dân” và chính sách “Đại nhảy vọt” ở Tây Tạng; cũng không còn thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo, thậm chí phá hủy các tu viện Phật giáo Tây Tạng. Giống như tình trạng “một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng Kông hiện nay, cuối cùng nổ ra chiến dịch người Tây Tạng chống ĐCSTQ vào tháng 3/1959, đã có đụng độ giữa người Tây Tạng với quân đội của ĐCSTQ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố, trước ngày 17/3/1959 ông đã cố gắng làm sao hòa giải xung đột, nhưng kết thúc trong thất bại. Đáng thất vọng nhất là vấn đề quyền con người và quyền tự do ngôn luận hoàn toàn vắng bóng tại Trung Quốc Đại Lục, bản thân ông cũng gặp phải tình trạng đe dọa tính mạng nên quyết định rời khỏi Tây Tạng và bắt đầu cuộc sống lưu vong.

Liên quan đến tình trạng hủ bại của giới lãnh đạo và Chính phủ của ĐCSTQ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng thăm dò quan điểm của bạn bè và cựu Tổng thống Peres (Shimon Peres) tại Israel về thực tiễn xã hội chủ nghĩa của ĐCSTQ. Ông Peres đã nhiều lần đến thăm Trung Quốc, cho rằng ĐCSTQ không thực hiện chủ nghĩa xã hội, mà thực tế là tổ chức đi theo con đường chủ nghĩa tư bản hoang dã.

Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của ĐCSTQ, Chính phủ và cảnh sát Hồng Kông hiện nay đàn áp dữ dội người biểu tình đòi dân chủ cho Hồng Kông, tương tự cảnh khi xưa quân đội của ĐCSTQ đàn áp tàn khốc đối với Tây Tạng.

VOA dẫn nguồn tin từ Hãng tin AP cho biết, tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào ngày 4/4 năm nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã một lần nữa nhắc lại rằng ông không phải theo đuổi đấu tranh cho Tây Tạng độc lập (thành quốc gia riêng biệt), mà chỉ muốn quyền tự trị đích thực cho Tây Tạng trong khả năng hai bên Tây Tạng và ĐCSTQ chấp nhận.

Tuyết Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20187:00 CH
Các nhà khoa học đã khép lại nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ qua về xác ướp bí ẩn được khai quật ở Thụy Sĩ của một phụ nữ qua đời từ thế kỷ XVIII
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20189:00 CH
Thay vì ngồi đối diện, trợ thủ kinh tế đắc lực của ông Tập Cận Bình đã chuyển lên ngồi bàn Chủ tich, ngay bên cạnh Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ trong 1 hội nghị cấp cao.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20179:19 SA
Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20176:09 SA
Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng,
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:21 CH
Mỹ hôm thứ Năm áp đặt các biện pháp chế tài đối với bảy cá nhân và ba thực thể Triều Tiên về điều mà Mỹ gọi là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:27 CH
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công.
Chủ Nhật, 22 Tháng Mười 201711:55 CH
Indonesia gửi một công hàm tới ngoại trưởng Mỹ và triệu tập phó đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta để yêu cầu giải thích lý do vì sao người đứng đầu quân đội nước này lại bị từ chối visa vào Mỹ.