Đức Đạt Lai Lạt Ma: Chế độ chuyên chế không phù hợp với Trung Quốc

Chủ Nhật, 15 Tháng Mười Hai 20194:00 SA(Xem: 4552)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Chế độ chuyên chế không phù hợp với Trung Quốc

Gần đây, tại Ấn Độ, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có bài diễn thuyết và cho biết, qua chiến dịch biểu tình của người Hồng Kông chống Dự luật Dẫn độ cho thấy chế độ chuyên chế không phù hợp với Trung Quốc, khó có thể kéo dài loại chế độ này. Tháng trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chia sẻ bài học đau đớn về đàn áp bạo lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Tây Tạng sau khi chấp nhận “một nước hai chế độ”.

The_14th_Dalai_Lama_FEP-1024x687
Đạt Lai Lạt Ma, vị Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng đang sống lưu vong và không được chính quyền Bắc Kinh công nhận (Ảnh: Wiki)

Hôm 12/12, Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) dẫn nguồn tin từ Nagaland Post (Ấn Độ) và Tiếng nói Tây Tạng cho biết, ngày 11/12 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời đến phát biểu tại Đại học Goa nằm ở thủ phủ Panaji của tỉnh Goṃya ở Ấn Độ.

Trong bài phát biểu, Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ rằng, hệ thống toàn trị độc tài không phù hợp với Trung Quốc. Thông qua sự kiện chiến dịch biểu tình chống Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông cho thấy chế độ toàn trị này sẽ không bền vững lâu dài.

Trước đó không lâu, ngày 20/11 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có bài phát biểu tại trường St. Columbiaa ở New Delhi – Ấn Độ, bài phát biểu tựa đề “Chế ngự tức giận và lo âu”, sau đó dành khoảng thời gian trả lời câu hỏi của sinh viên. Sau khi một sinh viên hỏi câu hỏi về việc ông lưu vong từ Tây Tạng sang Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chia sẻ với các sinh viên một số bài học đau đớn tại Tây Tạng.

Ông cho biết, Tây Tạng là khu vực sớm nhất ở Trung Quốc Đại Lục chấp nhận cái gọi là “một quốc gia, hai chế độ”, trước khi xảy ra điều này ông đã từng đến Bắc Kinh. Sau đó ông đã gần gũi với ĐCSTQ trong thời gian dài 9 năm. Nhưng sau khi nắm quyền lực thì giới chức lãnh đạo của ĐCSTQ bắt đầu sa đọa, trong khi Trung Quốc Đại Lục thì không có một hệ thống tư pháp độc lập.

Trong thời kỳ Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng, dưới áp lực của hàng chục ngàn quân ĐCSTQ tiến vào Tây Tạng, vào năm 1951 Tây Tạng đã phái một phái đoàn gồm 5 thành viên đến Bắc Kinh để ký kết “Hiệp định 17 điều giải phóng hòa bình Tây Tạng” với ĐCSTQ, theo đó lần đầu thử nghiệm mô hình “một quốc gia, hai chế độ” sau khi ĐCSTQ thống lĩnh Trung Quốc Đại Lục. Khi đó ĐCSTQ do Mao Trạch Đông đứng đầu đã đưa ra cam kết: tôn trọng chế độ và địa vị hiện hữu của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma ở Tây Tạng; không thay đổi quyền lực và chức vị quan chức tại tất cả các cấp; thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Nhưng cuối cùng ĐCSTQ đã không giữ lời hứa, đơn phương xé bỏ thỏa thuận 17 điều, buộc thực thi chính sách gọi là “Công xã nhân dân” và chính sách “Đại nhảy vọt” ở Tây Tạng; cũng không còn thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo, thậm chí phá hủy các tu viện Phật giáo Tây Tạng. Giống như tình trạng “một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng Kông hiện nay, cuối cùng nổ ra chiến dịch người Tây Tạng chống ĐCSTQ vào tháng 3/1959, đã có đụng độ giữa người Tây Tạng với quân đội của ĐCSTQ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố, trước ngày 17/3/1959 ông đã cố gắng làm sao hòa giải xung đột, nhưng kết thúc trong thất bại. Đáng thất vọng nhất là vấn đề quyền con người và quyền tự do ngôn luận hoàn toàn vắng bóng tại Trung Quốc Đại Lục, bản thân ông cũng gặp phải tình trạng đe dọa tính mạng nên quyết định rời khỏi Tây Tạng và bắt đầu cuộc sống lưu vong.

Liên quan đến tình trạng hủ bại của giới lãnh đạo và Chính phủ của ĐCSTQ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng thăm dò quan điểm của bạn bè và cựu Tổng thống Peres (Shimon Peres) tại Israel về thực tiễn xã hội chủ nghĩa của ĐCSTQ. Ông Peres đã nhiều lần đến thăm Trung Quốc, cho rằng ĐCSTQ không thực hiện chủ nghĩa xã hội, mà thực tế là tổ chức đi theo con đường chủ nghĩa tư bản hoang dã.

Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của ĐCSTQ, Chính phủ và cảnh sát Hồng Kông hiện nay đàn áp dữ dội người biểu tình đòi dân chủ cho Hồng Kông, tương tự cảnh khi xưa quân đội của ĐCSTQ đàn áp tàn khốc đối với Tây Tạng.

VOA dẫn nguồn tin từ Hãng tin AP cho biết, tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào ngày 4/4 năm nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã một lần nữa nhắc lại rằng ông không phải theo đuổi đấu tranh cho Tây Tạng độc lập (thành quốc gia riêng biệt), mà chỉ muốn quyền tự trị đích thực cho Tây Tạng trong khả năng hai bên Tây Tạng và ĐCSTQ chấp nhận.

Tuyết Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Từng bị cha mẹ nghĩ là bị điếc, muốn đánh bom hạt nhân sao Hỏa hay coi AI là kẻ thù lớn nhất của nhân loại là một số trong những điều khác thường về Elon Mus
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Thương mại, Triều Tiên hay tầm nhìn về mối quan hệ song phương là những vấn đề dễ xuất hiện trên bàn thảo luận giữa lãnh đạo Mỹ - Trung.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Giữ vị trí Giám đốc điều hành của Facebook, Sheryl Sandberg là một trong những phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Bà ở đỉnh cao vinh quang mà hầu hết mọi người
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201711:30 CH
Trung Quốc dành nghi thức tiếp đón "chưa từng có" với Tổng thống Mỹ Donald Trump, dường như phản ánh mối quan hệ thân thiết giữa hai nhà lãnh đạo.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201711:30 CH
bà rất mong đợi được gặp đệ nhất phu nhân các nước Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc, nhưng không có nhắc đến bà Nguyễn Thị Hiền, phu nhân của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Ông Nguyễn Xuân Diện, một blogger chính trị tại Hà Nội đã so sánh tình hình hiện tại của Việt Nam giống như một con ếch ngồi trong nồi súp nóng. “Con ếch bắt đầu cảm nhận được sức nóng rồi đấy”.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Tổng thống đương nhiệm Donald Trump của Hoa Kỳ là một ví dụ rất sinh động về một người đàn ông đầy tự tin. Theo ông Trump, nếu như chúng ta không tin và
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20177:30 SA
Không nhiều người biết, lúc cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, qua đời, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi!
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Về Châu Á, Courrier International, trích dẫn bài viết trên tờ Minh Báo ở Hồng Kông đã thắc mắc đặt câu hỏi « Tập Cận Bình tỏa sáng nhưng đến bao giờ ? »
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Nhưng TC thất bại vì chế độ chánh trị độc tài đảng trị toàn diện. Rất ít người Hoa Kiều trở về TC sinh sống. Trái lại số người TQ tìm cách ra hải ngoại quá nhiều