Lý Bằng, người đàn áp Thiên An Môn qua đời ở tuổi 90

Thứ Ba, 23 Tháng Bảy 20197:06 SA(Xem: 4456)
Lý Bằng, người đàn áp Thiên An Môn qua đời ở tuổi 90
bbc.com

Lý Bằng, người đàn áp Thiên An Môn, chết ở tuổi 90


File photo: Former Chinese Premier Li Peng attends the opening session of the 18th National Congress of the Communist Party of China at the Great Hall of the People in Beijing, China November 8, 2012. Bản quyền hình ảnh Reuters

Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng, bị giới hoạt động nhân quyền căm ghét vì vai trò trong cuộc đàn áp Thiên An Môn 1989, đã qua đời.

Những diễn biến chính của Thiên An Môn 1989

'Khoảng 10.000' người chết vụ Thiên An Môn

Tân Hoa Xã nói ông Lý Bằng, 90 tuổi, qua đời hôm 22/7 tại Bắc Kinh.

Ông Lý Bằng là Thủ tướng Quốc vụ viện thứ tư của CHND Trung Hoa, giữ chức từ 1987 tới 1998.

Cùng với lãnh tụ tối cao khi đó Đặng Tiểu Bình, ông Lý Bằng được xem là đóng vai trò chính trong việc ra lệnh đàn áp cuộc biểu tình năm 1989.

Ngày 20/5/1989, ông Lý Bằng lên truyền hình chính thức tuyên bố thiết quân luật ở Bắc Kinh.

Hai tuần sau, vào đêm 3 và 4 tháng 6, quân đội dập tắt biểu tình bằng cuộc đàn áp đẫm máu.

Mặc dù quyết định đưa quân vào Bắc Kinh là quyết định tập thể, nhưng ông Lý Bằng bị dư luận quy trách nhiệm chính.

Người biểu tình ngồi trước mặt các binh lính canh gác ở đại lộ Chiangan hôm 1/6/1989 Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Người biểu tình ngồi trước mặt các binh lính canh gác ở đại lộ Tràng An hôm 1/6/1989

Vương Đan, một thủ lĩnh sinh viên thời Thiên An Môn nay sống ở Mỹ, gọi ông Lý là "đồ tể".

"Đánh giá mới về ngày 4/6 cần quy trách nhiệm cho họ Lý, ngay cả khi ông ta đã chết," Vương Đan nói.

Năm 2014, ông Lý Bằng cho in hồi ký, nhưng chỉ kể chuyện tới năm 1983.

Ông Lý Bằng từng nói công trình Đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới bắt đầu làm từ 1994, là di sản chính trị chính của ông.

Gia đình ông Lý tiếp tục nắm giữ ảnh hưởng trong ngành điện quốc gia.

Con trai cả của ông, Lý Tiểu Bằng, hiện là bộ trưởng giao thông. Con gái của ông, Lý Tiểu Lâm, từng là phó chủ tịch công ty điện China Datang Corporation cho đến khi nghỉ hưu năm 2018.

Tuy vậy, với nhiều người, ông Lý Bằng mãi mãi bị nhớ tới là chịu trách nhiệm cho cuộc đàn áp Thiên An Môn ngày 4/6/1989.

Báo Hong Kong South China Morning Post nói trong sự kiện này, "hàng trăm, có thể hơn 1.000 người," đã chết.

Trong thời gian diễn ra biểu tình năm 1989, Triệu Tử Dương đang là tổng bí thư.

Ngày 19/5, ông Triệu xuất hiện tại quảng trường, bày tỏ hòa giải với người biểu tình. Đó là lần xuất hiện cuối cùng của ông. Ngay sau đó, họ Triệu bị cách chức.

Giang Trạch Dân trở thành tổng bí thư, chức vụ ông sẽ nắm tới năm 2002.

Ông Giang dùng từ "chính loạn" để chỉ sự kiện, trong một phỏng vấn năm 1989. Và kể từ đó, truyền thông nhà nước dùng từ này để nói về Thiên An Môn 1989.

Ông Lý Bằng sau này thường mạnh mẽ biện hộ cho sự kiện 1989.

Khi đến Áo năm 1994, ông nói: "Không có các biện pháp này, Trung Quốc lúc đó sẽ gặp tình hình còn tệ hơn Liên Xô hay Đông Âu."

Trong những năm về sau, ông Lý có vẻ tìm cách giảm nhẹ vai trò của mình.

Trong một bản nhật ký tung lên mạng và nói rằng là của Lý Bằng, người viết trong nhật ký này nói rằng ông chỉ thi hành quyết định của Đặng Tiểu Bình, qua đời năm 1997, cùng các vị lão thành khác.

Thiên An Môn vẫn là chủ đề cấm kỵ tại Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20187:00 CH
Các nhà khoa học đã khép lại nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ qua về xác ướp bí ẩn được khai quật ở Thụy Sĩ của một phụ nữ qua đời từ thế kỷ XVIII
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20189:00 CH
Thay vì ngồi đối diện, trợ thủ kinh tế đắc lực của ông Tập Cận Bình đã chuyển lên ngồi bàn Chủ tich, ngay bên cạnh Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ trong 1 hội nghị cấp cao.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20179:19 SA
Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20176:09 SA
Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng,
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:21 CH
Mỹ hôm thứ Năm áp đặt các biện pháp chế tài đối với bảy cá nhân và ba thực thể Triều Tiên về điều mà Mỹ gọi là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:27 CH
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công.
Chủ Nhật, 22 Tháng Mười 201711:55 CH
Indonesia gửi một công hàm tới ngoại trưởng Mỹ và triệu tập phó đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta để yêu cầu giải thích lý do vì sao người đứng đầu quân đội nước này lại bị từ chối visa vào Mỹ.