Nguyễn Văn Tuấn - Whataboutism: Thói quen ngụy biện

Chủ Nhật, 31 Tháng Ba 202410:00 SA(Xem: 363)
Nguyễn Văn Tuấn - Whataboutism: Thói quen ngụy biện

nguybien_01 

Whataboutism là cách viết liền hai chữ what about và thêm ism cho nó ... oai. Whataboutism là một thói ngụy biện có thể hiểu 'Anh cũng vậy thôi.'

Hôm trước, thấy những người tức giận với ông Huấn luyện viên Philippe Troussier cố tình đọc tên ông ấy thành 'Trâu Dê', một anh bạn bình luận rằng viết và nói như vậy là kém văn minh.

Thế nhưng anh ấy lại bị những người khác chỉ trích là viết sai chánh tả tiếng Việt mà đòi sửa lỗi tiếng Pháp của người khác. Đây là một dạng whataboutism vậy: Người ta sai, nhưng anh cũng sai.

Đó là một thói quen ngụy biện khá tiêu biểu ở người Việt. Ngụy biện là vì lỗi của mình thì không sửa hay không nhận, mà quay sang bắt lỗi người khác. Dưới đây là 9 câu nói tôi thấy hay xuất hiện:

1. Nhìn lại mình cái đã, rồi hãy nói người khác.

2. Đã làm được gì cho đất nước mà to mồm thế.

3. Nếu anh là họ, anh làm được thì hãy nói.

4. Làm được như người ta đi đã, rồi hãy nói.

5. Nước nào mà chẳng có tham nhũng, nước ta tham nhũng thì cũng bình thường thôi.

6. Nếu không hài lòng thì hãy cút ra ngoài mà sinh sống.

7. Đồ ăn trộm chó thì cứ đánh cho nó tiêu luôn đi.

8. Chỉ có những người chân lấm tay bùn từ nhỏ mới biết là người cần cù xây dựng đất nước.

9. Tại sao anh dám nói chúng tôi sai. Anh là một tên phản bội dân tộc.

Những ngụy biện này nằm trong hai nhóm gọi là distraction, làm xao lãng hay đánh lạc hướng vấn đề. Cách làm xao lãng vấn đề thứ nhứt là kiểu whataboutism, và một hình thức phổ biến của whataboutism là tấn công cá nhân (ad hominem). Cách nói phổ biến là “Anh đã làm gì cho đất nước này” là một loại ngụy biện cá nhân vì nó chất vấn cá nhân có đóng góp gì, mà không bàn đến phê bình mà cá nhân đó phát biểu.

Cách thứ hai là dùng cảm tính (argumentum ad passiones). Cách nói tiêu biểu là 'Anh phải để cho bao nhiêu người nữa chết mới cho dùng thuốc này?'  Họ không bàn vấn đề là thuốc có hiệu quả hay không, mà chỉ lấy những sự kiện cảm tính để che lấp vấn đề cần bàn luận. Đó là ngụy biện.

NGUYỄN VĂN TUẤN 30.03.2024

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn