Nguyễn Văn Tuấn - Tù nhân dự khuyết và những quy luật

Thứ Hai, 25 Tháng Mười 20212:00 SA(Xem: 2747)
Nguyễn Văn Tuấn - Tù nhân dự khuyết và những quy luật

AVvXsEixeVElEKueEDsW9xreYfePFNlS84uD2xpaXv58TtAvO96iuFbPq-cAq56ev3R2AdO35dc4Ypu3tACnOClhqKqxs1rrGGuz5BFoCT0hrPmdHKovuS-u37mF3sbcBrYbLQQ8rSmlC6wJ9CtCnQ3xiOvuNlQDZDwaI20lO1tfUO2ljBjyS4tWtYknW3zFWg=w400-h328

Nhiều năm trước trong một buổi tiệc, trong lúc mọi người đã ngà ngà, một giáo sư nói với tôi rằng ở Việt Nam ai cũng là một người tù dự khuyết.

Phải một thời gian quan sát và suy nghiệm tôi mới thấy câu nói đó rất đúng. Với hệ thống quyền lực chồng chéo, với sự lẫn lộn giữa đảng và Nhà nước, với những đạo luật mâu thuẫn nhau, với những quy định phức tạp, cùng những quy ước xã hội không thành luật, thì bất cứ ai cũng vi phạm.

Không vi phạm luật pháp thì cũng vi phạm quy định. Không vi phạm quy định thì cũng sai lệch quy ước. Không sai lệch quy ước thì cũng chịu sự gièm pha. Ở Việt Nam anh không được thành công, chị không được đứng cao. Anh đứng cao thì anh sẽ bị “bắn”, hay là mục tiêu cho sự hạ bệ.

Nhìn lại những người gặp nạn chúng ta thấy họ đều là những người vượt lên những ràng buộc hiện hành nhưng vô lý. Họ thường bị những kẻ bất tài hại, bởi kẻ bất tài đầu tư thời gian để hại người, còn kẻ có tài đầu tư thời gian nghĩ về điều hay việc đẹp. Chúng ta có thể rút ra quy luật 1: Vi phạm luật, quy định và quy ước là điều không thể tránh khỏi, và người có tài có nguy cơ cao hơn kẻ bất tài.

Trong môi trường đó, ai cũng có thể đi tù. Có khác chăng là thời gian và ý muốn. Thời gian, không tìm thấy sai sót hiện tại thì tìm sai sót trong quá khứ. Mà, quá khứ thì rối mù, nên tìm là sẽ ra thôi. Anh Nguyễn Quang Tuấn là một ca tiêu biểu.

Thật ra, bất cứ ai trong quá khứ đều có ‘vấn đề’ nếu soi theo tiêu chuẩn ngày nay. Ý muốn soi ai đó nhiều khi xuất phát từ một cá nhân. Luật là tao, tao là luật. Bằng cấp không quan trọng bằng sự “bằng lòng”. Dân gian vẫn nói thế. Thể chế tạo ra những con người chuyên chế như thế. Thành ra, chúng ta có quy luật 2: Ai cũng là tù nhân dự khuyết, nhưng kẻ cạnh tranh với những kẻ bất tài thường là nạn nhân.

Nhiều khi tôi nghĩ môi trường Việt Nam rất tốt trong việc tiêu diệt những cải cách và người tốt. Trong  cái hệ thống đầy bất cập, người cao nhứt kêu gọi góp ý cải cách cho tốt hơn. Nhưng lịch sử cận đại cho thấy người có ý tưởng hay nhứt thường là người đi tù sớm nhứt. Người có ý tưởng cấp tiến nhứt là người bị hạ bệ nhanh nhứt. Cứ nhìn Trần Huỳnh Duy Thức là thấy ngay. Điều đó dẫn đến quy luật 3: Người đi trước thời đại là người dễ bị đi tù ở Việt Nam.

Khi những người đó đi tù hay bị hạ bệ thì những kẻ kêu gọi góp ý cải cách thường im lặng, như không biết chuyện gì xảy ra. Trớ trêu là ở chỗ đó. Rồi đến khi người ta chết, những kẻ kêu gọi cải cách đến phúng điếu và tặng huân chương. Thi sĩ Hoàng Cầm là một ví dụ. Điều này dẫn đến một quy luật 4: Cái hệ thống ở Việt Nam nó đày đọa người đang sống rất tốt, và nó truy điệu người qua đời rất … tình cảm. 

Một trong những đặc điểm nổi bật của xã hội Việt Nam ngày nay là sự nghi kỵ và sống hai mặt. Người ta không tin tưởng lẫn nhau, nên nhà nước bày ra những thủ tục rườm rà mang tính thể chế. Ngày thường người ta có thể thân thiện nhau, nhưng khi có vấn đề thì họ quay mặt rất nhanh. Đúng như ca khúc ‘Gặp nhau làm ngơ’.

Nhớ khi ông Đinh La Thăng đi tù, trường đại học kia lập tức ra lệnh rút xuống những tấm hình lúc ông ấy đến khánh thành. Hèn thế. Thể chế tạo nên những con người như thế. Điều này dẫn đến quy luật 5: Người đi trước thời cuộc và bị trù dập thường rất cô đơn.

Tóm lại, Việt Nam rất khó là môi trường cho người tử tế và có tài, bởi kẻ xấu và quyền thế đông quá. Môi trường đó không thể nào dung dưỡng những ý tưởng đột phá, vì những ý tưởng đó sẽ bị giết chết từ trong trứng nước. Trong xã hội đó, đúng như anh bạn tôi nói ai cũng là người tù dự khuyết. Do đó, khoan hãy chỉ trích người đang gặp nạn (vì chẳng ai biết bối cảnh) bởi vì người cười đó có thể là nạn nhân kế tiếp.

NGUYỄNVĂN TUẤN 23.10.2021

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Bây giờ thì chịu, cái gì cũng có mặt riêng của nó, cả xã hội...văn minh, tiên tiến đều như vậy, làm sao giật lùi trở lại tình trạng khốn khổ mà mọi người muốn thoát khỏi, muốn rời xa...làm gì.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tôi thường bị huyễn hoặc bởi ngôn ngữ thánh, sao anh không đọc lời thánh trong phong cách yêu thương
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 201712:00 CH
(HNPD) Nam bắc đông tây đọc Hà Giang tới Cà Mâu Paris qua New York Điện báo đăng thật mau
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Do thế, chiều nay bắt gặp hình ảnh "Trăng và Thơ" của tác giả lúc nào cũng hoà hợp, ôn nhu trong cung cách sống, trong xử thế, khi nghĩ về, hay đứng trước vũ trụ mênh mông...với thế giới người hữu hạn...
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Đoạn mở đầu vậy thôi, và cũng là đoạn mình nhớ đến trước nhất sáng nay, khi bất ngờ ngó thấy duy nhất bông hoa trắng nhỏ, trên ngọn một cây hoa mảnh khảnh...
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20176:00 SA
(HNPD) Thi sĩ Thao Thao Cao Bá Thao cũng bị ảnh hưởng của Nhân Văn Giai Phẩm do các văn nghệ sĩ Bắc Hà chống đối bạo quyền Cộng sản năm 1956, thi sĩ Thao Thao cũng bị tập trung cải tạo từ 1960 đến 1966.
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20238:00 SA