Nguyễn Văn Tuấn - Tù nhân dự khuyết và những quy luật

Thứ Hai, 25 Tháng Mười 20212:00 SA(Xem: 2794)
Nguyễn Văn Tuấn - Tù nhân dự khuyết và những quy luật

AVvXsEixeVElEKueEDsW9xreYfePFNlS84uD2xpaXv58TtAvO96iuFbPq-cAq56ev3R2AdO35dc4Ypu3tACnOClhqKqxs1rrGGuz5BFoCT0hrPmdHKovuS-u37mF3sbcBrYbLQQ8rSmlC6wJ9CtCnQ3xiOvuNlQDZDwaI20lO1tfUO2ljBjyS4tWtYknW3zFWg=w400-h328

Nhiều năm trước trong một buổi tiệc, trong lúc mọi người đã ngà ngà, một giáo sư nói với tôi rằng ở Việt Nam ai cũng là một người tù dự khuyết.

Phải một thời gian quan sát và suy nghiệm tôi mới thấy câu nói đó rất đúng. Với hệ thống quyền lực chồng chéo, với sự lẫn lộn giữa đảng và Nhà nước, với những đạo luật mâu thuẫn nhau, với những quy định phức tạp, cùng những quy ước xã hội không thành luật, thì bất cứ ai cũng vi phạm.

Không vi phạm luật pháp thì cũng vi phạm quy định. Không vi phạm quy định thì cũng sai lệch quy ước. Không sai lệch quy ước thì cũng chịu sự gièm pha. Ở Việt Nam anh không được thành công, chị không được đứng cao. Anh đứng cao thì anh sẽ bị “bắn”, hay là mục tiêu cho sự hạ bệ.

Nhìn lại những người gặp nạn chúng ta thấy họ đều là những người vượt lên những ràng buộc hiện hành nhưng vô lý. Họ thường bị những kẻ bất tài hại, bởi kẻ bất tài đầu tư thời gian để hại người, còn kẻ có tài đầu tư thời gian nghĩ về điều hay việc đẹp. Chúng ta có thể rút ra quy luật 1: Vi phạm luật, quy định và quy ước là điều không thể tránh khỏi, và người có tài có nguy cơ cao hơn kẻ bất tài.

Trong môi trường đó, ai cũng có thể đi tù. Có khác chăng là thời gian và ý muốn. Thời gian, không tìm thấy sai sót hiện tại thì tìm sai sót trong quá khứ. Mà, quá khứ thì rối mù, nên tìm là sẽ ra thôi. Anh Nguyễn Quang Tuấn là một ca tiêu biểu.

Thật ra, bất cứ ai trong quá khứ đều có ‘vấn đề’ nếu soi theo tiêu chuẩn ngày nay. Ý muốn soi ai đó nhiều khi xuất phát từ một cá nhân. Luật là tao, tao là luật. Bằng cấp không quan trọng bằng sự “bằng lòng”. Dân gian vẫn nói thế. Thể chế tạo ra những con người chuyên chế như thế. Thành ra, chúng ta có quy luật 2: Ai cũng là tù nhân dự khuyết, nhưng kẻ cạnh tranh với những kẻ bất tài thường là nạn nhân.

Nhiều khi tôi nghĩ môi trường Việt Nam rất tốt trong việc tiêu diệt những cải cách và người tốt. Trong  cái hệ thống đầy bất cập, người cao nhứt kêu gọi góp ý cải cách cho tốt hơn. Nhưng lịch sử cận đại cho thấy người có ý tưởng hay nhứt thường là người đi tù sớm nhứt. Người có ý tưởng cấp tiến nhứt là người bị hạ bệ nhanh nhứt. Cứ nhìn Trần Huỳnh Duy Thức là thấy ngay. Điều đó dẫn đến quy luật 3: Người đi trước thời đại là người dễ bị đi tù ở Việt Nam.

Khi những người đó đi tù hay bị hạ bệ thì những kẻ kêu gọi góp ý cải cách thường im lặng, như không biết chuyện gì xảy ra. Trớ trêu là ở chỗ đó. Rồi đến khi người ta chết, những kẻ kêu gọi cải cách đến phúng điếu và tặng huân chương. Thi sĩ Hoàng Cầm là một ví dụ. Điều này dẫn đến một quy luật 4: Cái hệ thống ở Việt Nam nó đày đọa người đang sống rất tốt, và nó truy điệu người qua đời rất … tình cảm. 

Một trong những đặc điểm nổi bật của xã hội Việt Nam ngày nay là sự nghi kỵ và sống hai mặt. Người ta không tin tưởng lẫn nhau, nên nhà nước bày ra những thủ tục rườm rà mang tính thể chế. Ngày thường người ta có thể thân thiện nhau, nhưng khi có vấn đề thì họ quay mặt rất nhanh. Đúng như ca khúc ‘Gặp nhau làm ngơ’.

Nhớ khi ông Đinh La Thăng đi tù, trường đại học kia lập tức ra lệnh rút xuống những tấm hình lúc ông ấy đến khánh thành. Hèn thế. Thể chế tạo nên những con người như thế. Điều này dẫn đến quy luật 5: Người đi trước thời cuộc và bị trù dập thường rất cô đơn.

Tóm lại, Việt Nam rất khó là môi trường cho người tử tế và có tài, bởi kẻ xấu và quyền thế đông quá. Môi trường đó không thể nào dung dưỡng những ý tưởng đột phá, vì những ý tưởng đó sẽ bị giết chết từ trong trứng nước. Trong xã hội đó, đúng như anh bạn tôi nói ai cũng là người tù dự khuyết. Do đó, khoan hãy chỉ trích người đang gặp nạn (vì chẳng ai biết bối cảnh) bởi vì người cười đó có thể là nạn nhân kế tiếp.

NGUYỄNVĂN TUẤN 23.10.2021

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 13 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Hoá cho nên, tôi có dịp ngồi ...suy nghĩ về ông nội tôi, để có thể tìm hiểu "thực trạng xã hội" phần nào giai đoạn cổ kim tương hỗ.
Thứ Ba, 12 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Thế là dòng nước mắt của vị đại tá già lại được dịp tuôn ra. Chúng tôi đành yên lặng, tôn trọng nỗi thương tâm của vị quan 6 xưa.
Thứ Hai, 11 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Người Bắc có câu: "Làm đầy tớ người khôn, còn hơn làm thầy kẻ dại".
Chủ Nhật, 10 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Tôi cũng có những kỷ niệm hết sức ...âm thầm, nhưng vô cùng mê đắm, tưởng như một phần đời mình đã đóng băng kiên cố trong tình nghĩa ...huynh đệ chi binh hiện nay, ở sân chơi dành cho lính...
Thứ Bảy, 09 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Cái nư? Tiếng nói rất cũ kỹ trong dân gian, phải nói là dân dã mới đúng. Bấy giờ con gái đầu lòng chưa 2 tuổi, mà tôi sắp khai hoa bé gái thứ hai. Trong lúc tôi vẫn đi làm và đi công tác đều đặn luôn.
Thứ Năm, 07 Tháng Mười Hai 20178:31 CH
(HNPD) Như vậy tôi hiểu được phần nào thế giới ảo cũng giống như xã hội bình thường...chỉ con người nơi thế giới lạ trong tâm thức, đi mau hơn, đi chậm lại, hay đi lạc lối đường đời ...
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 201712:22 CH
(HNPD) Mùa thu đẹp thì có đẹp, nhưng buồn thì nhất định buồn tênh cả cõi lòng rồi ...Không đẹp, không buồn, làm sao có được những tác phẩm chứa chan tình ý... về nhạc, về thơ và về hội hoạ.
Thứ Ba, 05 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Tôi kịp nhận được dòng chữ "Đại tá Phan Phụng Tiên Không quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà" chiếu rất nhanh, nhưng giọng nói đều đều trên toàn cuốn phim .
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Nhưng họ vẫn để trong đầu chút bâng khuâng, thắc mắc là tại sao mình có một nỗi gì như ...bí ẩn, mặc dầu mình chả là một nhân vật " nổi bật " về mặt nào...
Chủ Nhật, 03 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Mới đó mà quý vị đã bắt đầu xưa như huyền thoại cổ tích, những vị hết sức anh hùng, dũng cảm trong võ nghiệp kinh hoàng thủa nào, nay còn phảng phất trên khắp miền đất nước VNCH thân yêu .