Chuyện ông Trump

Thứ Ba, 09 Tháng Sáu 20202:00 CH(Xem: 5124)
Chuyện ông Trump
01
Dùng ngựa chở thực phẩm tặng người dân ở West Baltimore, Maryland trong mùa dịch. Ảnh Reuters ngày 12/05/2020.
Chuyện ông Trump là chuyện của nước Mỹ, người Việt sống ở Việt Nam có bàn bạc tranh luận gì thì cũng để cho vui thôi chứ không có ích lợi gì. Trừ phi chúng ta có thể rút ra được một điều gì đó cho mình.
Riêng tôi, qua những tranh luận giữa hai phe ủng hộ và chống Trump, tôi nhận thấy vài điều thế này: 
1. Nhiều người Việt, dù ở Việt Nam hay ở Mỹ, khi không cùng quan điểm thì rất hay rơi vào tình trạng "chia phe đánh nhau", vì bên nào cũng thấy mình đúng 100% nên làm gì còn chỗ để chấp nhận bên kia.

2. Nước Mỹ dưới thời Trump hóa ra cũng giống CHXHCN Việt Nam, tức là có một nhóm người dân thấy "lãnh đạo" làm gì cũng đúng. Mọi điều xấu đều do khách quan hoặc bị xuyên tạc hoặc quan trọng nhất là do các loại kẻ thù gây ra.
3. Một điểm khác cũng cho thấy sự tương đồng giữa CHXHCN Việt Nam với nước Mỹ dưới thời Trump là: có hai nước Mỹ, cũng như có hai nước Việt Nam. 
Một nước Mỹ đẹp đẽ phú cường, văn minh tiến bộ, đề cao giá trị của tự do và tôn trọng nhân quyền, nơi xuất phát những phát minh sáng chế đem lại lợi ích cho toàn thế giới. Nước Mỹ còn lại mang bộ mặt kỳ thị chủng tộc với những cảnh sát đầy bạo lực, với đảng KKK, với những nhà tù chật cứng, với những người nghèo không có bảo hiểm y tế nên không được chăm sóc y tế, với số lượng người chết như rạ trong mùa dịch Covid-19. 
Điều này cũng giống như một Việt Nam với những công thự nguy nga, tượng đài hoành tráng khắp nơi. Ở các tỉnh phía Bắc thì xa lộ thẳng tắp dù chẳng mấy xe cộ qua lại, người giàu lọt vào danh sách của Forbes ngày càng nhiều, con cái đi du học khắp nơi và khi có dịch thì có người còn lập tức thuê hẳn một chuyên cơ cho con bay về Việt Nam. Và một Việt Nam khác với tình trạng kẹt xe, nước ngập ở Sài Gòn, trạm BOT khắp nơi, án oan sai khắp chốn, trẻ em miền núi đi chân đất, mùa lạnh không có áo ấm, và ăn cơm với chất đạm là ba con ve sầu luộc..
..
Chúng ta nên nghĩ gì về những điều trên?
PS: Khi nhắc đến hai nước Mỹ (hoặc hai nước Việt Naml), ý của tôi là là nếu bạn chỉ nhìn thấy hình ảnh của một nước Mỹ và dùng nó để phản đối những người có ý kiến khác mình thì cuộc tranh luận chắc chắn sẽ dẫn đến bế tắc hoặc "chia phe đánh nhau" đến độ một mất một còn. Vì phía bên kia sẽ lấy hình ảnh của nước Mỹ còn lại để phản bác, và ai cũng chỉ đúng một nửa nhưng lại đòi được thừa nhận rằng mình đúng 100%.
VŨ THỊ PHƯƠNG ANH 07.06.2020 (Tựa bài do Thụy My đặt)
http://thuymyrfi.blogspot.com/2020/06/vu-thi-phuong-anh-chuyen-ong-trump.html
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Bây giờ thì chịu, cái gì cũng có mặt riêng của nó, cả xã hội...văn minh, tiên tiến đều như vậy, làm sao giật lùi trở lại tình trạng khốn khổ mà mọi người muốn thoát khỏi, muốn rời xa...làm gì.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tôi thường bị huyễn hoặc bởi ngôn ngữ thánh, sao anh không đọc lời thánh trong phong cách yêu thương
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 201712:00 CH
(HNPD) Nam bắc đông tây đọc Hà Giang tới Cà Mâu Paris qua New York Điện báo đăng thật mau
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Do thế, chiều nay bắt gặp hình ảnh "Trăng và Thơ" của tác giả lúc nào cũng hoà hợp, ôn nhu trong cung cách sống, trong xử thế, khi nghĩ về, hay đứng trước vũ trụ mênh mông...với thế giới người hữu hạn...
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Đoạn mở đầu vậy thôi, và cũng là đoạn mình nhớ đến trước nhất sáng nay, khi bất ngờ ngó thấy duy nhất bông hoa trắng nhỏ, trên ngọn một cây hoa mảnh khảnh...
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20176:00 SA
(HNPD) Thi sĩ Thao Thao Cao Bá Thao cũng bị ảnh hưởng của Nhân Văn Giai Phẩm do các văn nghệ sĩ Bắc Hà chống đối bạo quyền Cộng sản năm 1956, thi sĩ Thao Thao cũng bị tập trung cải tạo từ 1960 đến 1966.
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20238:00 SA