Lý do tôi ghét kết thúc tin nhắn bằng dấu chấm

Thứ Ba, 09 Tháng Sáu 20203:00 SA(Xem: 4360)
Lý do tôi ghét kết thúc tin nhắn bằng dấu chấm

Việc kết thúc tin nhắn bằng dấu chấm có thể chứa cảm xúc khó chịu.

Chúng ta sử dụng dấu chấm trong mỗi email, bài viết hoặc báo cáo. Tuy nhiên việc thêm dấu chấm vào cuối tin nhắn văn bản có nguy cơ biến thông điệp "chấm dứt câu" thành "chấm dứt tình bạn".

Tại sao thêm dấu chấm vào cuối tin nhắn có thể tạo cảm giác khó chịu đến vậy? Câu trả lời đã được giải đáp bởi Gretchen McCulloch, nhà ngôn ngữ học Internet, tác giả cuốn sách Because Internet: Understanding the New Rules of Language (tạm dịch: Vì có Internet - Giải đáp Quy tắc Ngôn ngữ mới).

Ly do toi ghet ket thuc tin nhan bang dau cham hinh anh 1 Z22030052020.png

Tin nhắn kết thúc bằng dấu chấm có thể biểu hiện cảm xúc khác so với tin nhắn bình thường. Ảnh: CBC.ca.

Nói về dấu chấm ở cuối tin nhắn, McCulloch muốn nhắc lại cách chúng ta tách một thông điệp thành 2 câu khác nhau. Với tin nhắn văn bản, đa số chúng ta sẽ gửi 2 hoắc nhiều tin nhắn để tách thông điệp. Còn khi viết trên giấy hoặc báo cáo, chúng ta sử dụng cách truyền thống là dùng dấu chấm hoặc dấu phẩy.

Theo McCulloch, thay vì dùng dấu chấm, một số người còn dùng dấu gạch ngang, thậm chí là dấu chấm lửng khi kết thúc một câu.

"Trong văn bản thông thường, chúng ta luôn kết thúc một phát ngôn theo cách không cần thiết (dấu chấm)", McCulloch chia sẻ. Khi giao tiếp bằng việc gửi tin nhắn mới để kết thúc tin nhắn trước đó, người nhận sẽ không có cảm xúc nào.

"Vì bạn cần gửi tin nhắn để đối phương nhận, hành động gửi tin nhắn không mang ý nghĩa gì ngoài cho bên kia biết bạn đã gửi nó", McCulloch nói.

Do đó khi kết thúc tin nhắn bằng dấu chấm, nó có thể tạo ra cảm xúc cho đối phương. Trên giấy hoặc văn bản thông thường, dấu chấm chỉ là cách thể hiện việc kết thúc câu. Tuy nhiên với tin nhắn văn bản, nó còn mang ý nghĩa khác.

"Do không phải quy tắc chung nên người ta sẽ nghĩ nó (dấu chấm kết thúc tin nhắn) mang ý nghĩa", McCulloch nói.

Nếu đặt dấu chấm câu để kết thúc tin nhắn, chúng ta có xu hướng xem nó là nội dung nghiêm túc, trang trọng hoặc người gửi đang hạ giọng.

"Đó là biểu hiện của sự gây hấn (aggression) hoặc gây hấn thụ động (passive aggressiveness), xuất phát từ sự nghiêm trọng của tin nhắn có dấu chấm câu", McCulloch đưa ra ví dụ bằng cách gửi tin nhắn "Hôm nay tệ quá.". Dấu chấm cuối tin nhắn càng nhấn mạnh tâm trạng của người gửi không tốt chút nào.

Hoặc khi gửi tin nhắn "Tôi không biết.", dấu chấm cuối câu thể hiện bạn đang thật sự rất buồn.

Ly do toi ghet ket thuc tin nhan bang dau cham hinh anh 2 Z22130052020.jpg

Dù vậy, không phải lúc nào tin nhắn kết thúc bằng dấu chấm cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Ảnh: Lifehacker.

Theo McCulloch, sự gây hấn thụ động xuất hiện khi nhắn một tin với nội dung tích cực, nhưng lại chèn dấu chấm làm thay đổi ý nghĩa. Hãy lấy ví dụ với 3 tin nhắn này:

"Chào bạn!"

"Chào bạn"

"Chào bạn."

Tin nhắn kết thúc bằng dấu chấm than mang ý nghĩa người gửi đang háo hức để tiếp tục trò chuyện. Tin nhắn không có dấu nào mang ý nghĩa trung lập. Trong khi tin nhắn với dấu chấm tạo cảm giác nghiêm trọng ẩn sau 2 từ "Chào bạn" có vẻ thân thiện. Đó là lý do chúng ta gọi nó là gây hấn thụ động.

Tại sao dấu chấm cuối câu lại gây cảm giác khó chịu này? McCulloch nói rằng nó đến từ việc chúng ta sử dụng dấu chấm cho một thông điệp vốn đơn lẻ, không cần thiết phải dùng dấu chấm cho chức năng kết thúc.

Với tin nhắn "Chào bạn", nó có thể mang nghĩa tích cực (dấu chấm than) hoặc bình thường (không có gì cả). Cố tình kết thúc bằng dấu chấm trong tình huống này sẽ khiến người nhận có cảm xúc khó chịu.

Dù vậy, McCulloch cho rằng không phải lúc nào kết thúc tin nhắn bằng dấu chấm cũng cho cảm giác khó chịu mà còn phụ thuộc vào ngữ cảnh.

Ví dụ, nếu gửi một tin nhắn dài với nhiều thông điệp, sử dụng dấu chấm là bình thường vì nó vẫn đảm nhiệm chức năng tách thông điệp thành nhiều câu. Ngoài ra, một số người kết thúc tin nhắn với dấu chấm theo thói quen chứ không có ý nghĩa tiêu cực gì cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20177:00 SA
(HNPD) Là thí dụ: "dân tộc ta" tới đây, như để quên đi nỗi niềm gì đó, có quý vị ở đây đã 40 năm hay hơn, từ thủa lập quốc tị nạn, lại có rất đông quý vị từ khắp các tiểu bang Mỹ tới, kể cả quốc gia khác, và nhất là VN mới qua nữa ...
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Nhưng những khó khăn trở ngại lại là mục đích tiến tới, phải san bằng nỗi ưu tư chứ...
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Bây giờ thì chịu, cái gì cũng có mặt riêng của nó, cả xã hội...văn minh, tiên tiến đều như vậy, làm sao giật lùi trở lại tình trạng khốn khổ mà mọi người muốn thoát khỏi, muốn rời xa...làm gì.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tôi thường bị huyễn hoặc bởi ngôn ngữ thánh, sao anh không đọc lời thánh trong phong cách yêu thương
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 201712:00 CH
(HNPD) Nam bắc đông tây đọc Hà Giang tới Cà Mâu Paris qua New York Điện báo đăng thật mau
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Do thế, chiều nay bắt gặp hình ảnh "Trăng và Thơ" của tác giả lúc nào cũng hoà hợp, ôn nhu trong cung cách sống, trong xử thế, khi nghĩ về, hay đứng trước vũ trụ mênh mông...với thế giới người hữu hạn...
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Đoạn mở đầu vậy thôi, và cũng là đoạn mình nhớ đến trước nhất sáng nay, khi bất ngờ ngó thấy duy nhất bông hoa trắng nhỏ, trên ngọn một cây hoa mảnh khảnh...
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20176:00 SA
(HNPD) Thi sĩ Thao Thao Cao Bá Thao cũng bị ảnh hưởng của Nhân Văn Giai Phẩm do các văn nghệ sĩ Bắc Hà chống đối bạo quyền Cộng sản năm 1956, thi sĩ Thao Thao cũng bị tập trung cải tạo từ 1960 đến 1966.
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20238:00 SA