Vài câu ngụy biện điển hình của người Việt ( Cộng )

Thứ Sáu, 14 Tháng Hai 20204:00 CH(Xem: 8769)
Vài câu ngụy biện điển hình của người Việt ( Cộng )

Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một cách vô hình từ giao tiếp thường nhật, từ tâm lý thắng thua khi tranh cãi, và nhất là trong cộng đồng cư dân mạng…

ADVERTISEMENT

Ngụy biện hay Fallacy là khái niệm để chỉ những cách lập luận tưởng chừng là đúng, nhưng thực chất lại là sai lầm và phi logic trong tranh luận. Ngụy biện có thể biến một vấn đề từ sai thành đúng, và từ đúng trở thành sai. Ngụy biện có thể dẫn đến những cái nhìn sai lệch và tư duy sai lầm mà chính bản thân người nói cũng không nhận ra được.

Những ai đã có kiến thức về ngụy biện đều hiểu một điều đáng buồn rằng: Người Việt rất hay ngụy biện và tư duy ngụy biện! Chúng ta đều biết hai chữ “ngụy biện”, nhưng liệu chúng ta có thật sự hiểu về nó? Bạn có tin rằng tại Việt Nam, ngụy biện đã cướp đi mạng sống của con người?

Người Việt và "văn hóa" ngụy biện

Trên thế giới, ngụy biện đã trở thành một kiến thức được biết đến rộng rãi, và các nhà nghiên cứu đã thống kê khoảng trên dưới 100 loại ngụy biện khác nhau. Đáng tiếc là tài liệu về ngụy biện tiếng Việt chỉ có một vài nguồn, đó là trang GS Nguyễn Văn Tuấn, trang Thư viện khoa học, hay trang Ngụy biện – Fallacy của TS. Phan Hữu Trọng Hiền.

Dưới đây xin được tổng hợp lại 9 câu “ngụy biện” điển hình của người Việt đã được nêu ra tại các nguồn tài liệu trên:

1. “Nhìn lại mình đi rồi hẵng nói người khác”

Mình làm sai thì là sai rồi, sao lại không nhận sai, không nói thẳng vào vấn đề “mình sai” mà lại quay qua tìm điểm yếu của người khác? Ví dụ khi nhận được góp ý: “Viết sai chính tả rồi kìa”, thì thay vì sửa sai, bạn lại nói: “Thế mày chưa viết sai bao giờ à?”

2. “Có làm được gì cho đất nước đâu mà to mồm”

Người ta có làm được gì hay không thì là điều mình chưa biết, hơn nữa bạn đã “lạc đề” rồi. Vấn đề người ta nêu ra thì bạn không trả lời, không đưa ra luận điểm logic, mà lại đi đường vòng, chuyển qua công kích người khác.

3. “Nó ăn trộm chó thì cứ đánh cho nó chết”

Lập luận này đã khiến cho những kẻ trộm chó vốn không đáng phải chết bị giết chết bởi chính những người dân tưởng chừng “lương thiện”. “Ăn trộm chó” là sai, nhưng “giết người” cũng là sai, hai sai thì không phải là một đúng, mà là sai lại càng sai.

4. “Làm được như người ta đi rồi hãy nói”

Đây cũng là một hình thức “lạc đề” và công kích cá nhân. Bạn không cần phải là tổng thống Mỹ thì mới có quyền chỉ ra lỗi sai của tổng thống Mỹ, phải vậy không?

5. “Nếu không hài lòng thì cút xéo ra nước ngoài mà sinh sống”

Lời nói này không chỉ “lạc đề”, mà còn rất bất lịch sự, chuyên dùng để làm người đối diện tức giận, chứ chẳng có một chút logic nào trong đó cả. Ví dụ, hàng xóm ồn ào quá mức, thì việc đầu tiên là phải chỉ ra và trao đổi với họ, giúp họ thay đổi, chứ không phải là bán nhà đi nơi khác sống.

6. “Chỉ có những người chân lấm tay bùn từ nhỏ mới là người cần cù chăm chỉ xây dựng đất nước”

Câu khẩu hiệu này đã từng xuất hiện ở Việt Nam trong quá khứ. Người ta có câu “vơ đũa cả nắm”, ấy là để chỉ việc lập luận cảm tính, khái quát cảm tính, mà không hề đưa ra logic hợp lý nào cả. Cũng như vậy, khi phân chia giai cấp và tuyên truyền đấu tranh giai cấp, thì người ta đã mắc sai lầm ngụy biện, chủ đất không nhất định là xấu, chủ doanh nghiệp cũng không nhất định là xấu, và người làm công ăn lương hay nông dân chắc gì đã là một người tốt cần cù chăm chỉ?

7. “Nước nào mà chẳng có tham nhũng”

Vì nước nào cũng có tham nhũng nên Việt Nam được phép có tham nhũng hay sao? Vì mọi người đều vượt đèn đỏ nên tất nhiên tôi cũng phải vượt đèn đỏ? Vì xã hội thiếu gì nghiện hút nên trong nhà có người hút chích cũng là bình thường? Chưa nói đến mức độ tham nhũng, cách pháp luật xử lý tham nhũng, mức độ ảnh hưởng tới dân sinh, v.v..

8. “Nếu là họ mà anh làm được thì hẵng nói”

Đặt mình vào vị trí người khác là một tiêu chuẩn người xưa dùng để tu sửa bản thân, hướng vào bản thân tìm lỗi, là một nét văn hóa rất độc đáo của phương Đông. Tuy nhiên tiêu chuẩn đó chỉ sử dụng khi một người tự răn mình, chứ không phải là một câu nói dùng trong tranh luận. Việc sử dụng nó trong tranh luận không chỉ là sự bịt miệng những phê bình của người khác, không giải thích các luận điểm của người khác, mà còn chứng tỏ rằng chúng ta đang phá hoại và lãng quên văn hóa truyền thống của chính mình.

9. “Tại sao anh dám nói chúng tôi sai? Anh là một tên phản bội dân tộc”

Kiểu lập luận chụp mũ này mặc nhiên coi mình là đúng, họ là sai, và những người đồng quan điểm với họ cũng là sai. Nó không hề đưa ra một thứ logic nào, nhưng lại cắt ngang một cái giới tuyến, và tùy tiện định tội cho người khác.

Tất nhiên đây mới chỉ là những câu ngụy biện cơ bản nhất, thường thấy nhất. “Văn hóa ngụy biện” đã ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn, muôn hình vạn trạng, và luôn ẩn giấu trong tư duy của người Việt. Vậy nguyên nhân của thói quen này là từ đâu?

Trong phần nhiều các lỗi ngụy biện thường gặp của người Việt, có một tâm lý cơ bản hiện rõ ra khi tham gia thảo luận, đó chính là tâm tranh đấu, hiếu thắng, và không hề tôn trọng người đối diện. Ngoài đó ra, chúng ta cũng hay bị ảnh hưởng của tâm lý đám đông, lợi dụng tâm lý đám đông để che đi trách nhiệm của bản thân mình.

Muốn tránh cách tư duy ngụy biện, chúng ta không những phải sửa lối tư duy vòng vo, thiếu suy nghĩ, mà còn phải sửa chính từ tâm thái của mình khi trao đổi và luận bàn về mọi việc. Điều cơ bản nhất khi tham gia tranh luận là có trách nhiệm trong lời nói của chính mình và biết tôn trọng người đối diện.

Quang Minh tổng hợp

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20176:00 CH
(HNPD) Phú ông thông báo đó đây là sẽ gả ái nữ cho một bậc thư sinh tài hoa, phong độ, không cần giàu tiền, giàu của...
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Đàn ông rửa bát, quét nhà Vợ gọi thì dạ, thưa bà em đây... Nghe nó thảm lắm. Trừ phi giúp vợ, vì vợ bận quá...
Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tôi cũng có một nỗi buồn không phá bỏ được, nhưng trong cái nỗi buồn to lớn ấy, tôi vẫn có những niềm vui, mới là...kỳ quái.
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Giai phẩm "Lá Cải" là thửa vườn mây, là sân nắng rỡ ràng sắc hoa cải, là nơi tập trung phẩm chất tốt đẹp của những món ăn tinh thần lành mạnh, tươi mát, đầy tính dân tộc, tha thiết yêu thương... tràn đầy sức sống...
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD)... tôi phải thưa trước rằng, những người bình thường có nhân cách sống, đã đầy đủ làm một chính nhân quân tử rồi...
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Thông cảm được nỗi buồn của huynh đệ chi binh từ hàng niên trưởng tới đàn em cấp nhỏ nhất, tân binh quân dịch đi nữa, vẫn mong gặp gỡ nhau trên giai phẩm " Lá Cải " này.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Nói theo thời đại là tư duy bị phá hủy hay phá sản cũng vậy, tôi khơi lại ngọn lửa thơ tình, để trang trải nỗi lòng bi thiết sau 30-4-1975.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tất cả những điều tôi muốn đề cập tới ở trên, chỉ để khẳng định anh tôi, đại tá Cao Văn Ủy và quý ông, huynh đệ chi binh QL/VNCH là chiến đấu cho lý tưởng Quốc gia Tự do.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20176:01 SA
(HNPD) Nghe cái tên Benson là quý vị biết ngay bố nó phải tên Ben, vì quả tình bố nó tên Bình 100% VN, là con trai thứ hai của tôi, nhưng đi học rồi đi làm ở Mỹ, đã kêu bình thường là Ben Duong.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tất nhiên còn số văn nhân thi sĩ khác nữa, nhưng xin phép để dịp viết khác, vì hôm nay tôi chỉ định viết ít dòng về vị đại phu Hoàng phái Tôn thất Niệm, mà cũng hơn một lần, tôi có dịp diện kiến.