NỖI SỢ HÃI CỦA DÂN TỘC

Thứ Hai, 21 Tháng Mười 20195:52 SA(Xem: 5504)
NỖI SỢ HÃI CỦA DÂN TỘC
NỖI SỢ HÃI CỦA DÂN TỘC
Tác giả: Nguyễn Ngọc
Từ thời sống trong rừng thiêng nước độc đến ngày nay, người Việt có nhiều nỗi sợ. Một ông nông dân gọi cho tôi giọng có vẻ nghiêm trọng, nói sẽ cung cấp thông tin về mấy cán bộ thôn, xã làm việc bậy bạ, sai nguyên tắc. Ông nói qua điện thoại nghe giọng run run, kêu tôi đừng tới nhà, chạy xe qua xã khác rồi gặp nhau nói chuyện. Vậy là phải chạy thêm mấy cây số. Cuối cùng, nghe ông nói thầm vô tai toàn những chuyện biết rồi.
090312124718_tiger226
Vừa buồn cười, vừa tội nghiệp cái kiểu sợ quan của ổng. Sợ vậy hèn chi không bị đè đầu cưỡi cổ mãi cho. Nghĩ nhiều, và nghiệm ra rằng cái đặc tính cố hữu của dân Việt mình là sợ. Có lẽ do xa xưa dựng nước mở cõi ở cái xứ rừng thiêng nước độc, nhiều mối đe dọa nhiều thú dữ, rắn rết... nên họ luôn phải sống trong nơm nớp lo sợ. Riết rồi thành quen, sợ mãi, cái gì cũng sợ. Luôn phải rụt mình lại trong tương quan với thế giới xung quanh.

Quây thành bầy đàn.

Sợ nên phải sống quần tụ với nhau thành từng bầy đoàn, rồi thành từng làng khép kín. Nhiều người cho rằng tính cộng đồng, làng xã của dân mình có nguyên nhân từ văn hóa nông nghiệp, cần sự tương trợ, hợp sức lẫn nhau. Tôi nghĩ có khi cái đó chỉ là sau này thôi, còn nguyên nhân đầu tiên để người ta sống co cụm, dựa vào nhau đó là sự sợ hãi. Cuộc sống càng có nhiều bất trắc, hiểm họa từ xung quanh thì người ta càng sống gắn kết, quần tụ với nhau. Số đông luôn làm người ta yên tâm hơn, ít sợ hơn.

Từ thuở còn hoang sơ, dân mình đi chài lưới đánh cá dưới sông hay bị thuồng luồng ăn thịt. Dân lo sợ. Dân đến hỏi vua, vua mới bày cho dân một cách: các giống thủy quái nó hại mình là bởi mình khác nó, vậy cứ xăm lên người các hình thủy quái giống nó thì nó sẽ không hại mình nữa. Dân làm y vậy và không ai bị thuồng luồng hại nữa thiệt. Cũng từ đó xăm mình thành cái tập tục của người Việt.

Đó chẳng qua chỉ là một "chiêu" của vị vua hiền minh giúp thần dân vượt qua được nỗi sợ hãi, yên tâm làm ăn thôi. Chứ làm gì có thuồng luồng, mà có thì nó cũng sợ gì mấy cái hình xăm kia.

Danh tướng Lý Thường Kiệt sau cũng dùng "chiêu" này. Để kích động sĩ khí, làm át đi nỗi sợ hãi của quân lính, ông cho người vào một ngôi đền thiêng ở gần đó đọc mấy câu thơ "thần": "Nam quốc sơn hà nam để cư....".

Bài "thơ thần" này có hướng đến đối tượng nghe là quân Tống không? Xin thưa là rất ít có khả năng đó. Quân Đại Việt ở bên này phòng tuyến sông Như Nguyệt, giặc đóng bên bờ Bắc con sông. Giữa chốn chiến trường ồn ào, hỗn loạn và cách nhau một con sông làm sao giặc bên kia sông nghe được bài thơ phát ra từ một ngôi đền thiêng bên này. Mà có nghe thì cũng chẳng có lí do gì để nó nghĩ đó là "thơ thần", quân Tống chân ướt chân ráo qua đất này, có biết đền nào là thiêng hay không thiêng.

Vậy thì có thể nói bài "thơ thần" này chỉ là đọc cho lính mình nghe, để diệt cái nỗi sợ hãi, giúp phấn chấn tinh thần mà xông lên chiến đấu thôi.

Sức mạnh dân tộc chỉ trỗi dậy khi nỗi sợ hãi tan biến.

Từ sợ đến hèn


Thế nhưng dân mình hay sợ quá, lắm khi thành hèn.

Thời Pháp thuộc, ông Thống đốc Nam kỳ có ra một cái trát lệnh cho các quan Pháp phải đối đãi lễ phép hơn với người An Nam, không được để dân An Nam phải vái lạy. Không cho lạy rồi, nhưng dân An Nam mình quen tật, cứ thấy quan là lại... khòm lưng lạy.

Hồi trước đó vua Thành Thái cũng đã có ra chỉ dụ là dân không được lạy người sống, ấy thế mà dân cứ lạy mãi. Quái chưa, không cho lạy mà cứ lạy.

Vì sao? Vì sợ. Đến nỗi cụ Phan Khôi cũng ngán ngẩm nói: "Ta mà còn đê hèn vậy, mong gì ai trọng ta". Rồi cụ còn cười buồn mà rằng dân mình cứ vái lạy mãi thế "có khi khỏi phải tập thể thao". (Theo Phan Khôi- Tác phẩm đăng báo 1928, Lại Nguyên Ân)

Nói chi thời Pháp thuộc, ngay đến thời XHCN rồi, mà dân còn sợ, còn lạy. Ở các đợt "Cải cách ruộng đất" những năm 50 của thể kỷ trước, khi các anh đội trẻ măng xuống xã, xuống làng làm "cải cách", mấy cụ già tóc bạc nhìn thấy từ xa đã đứng nép sát một bên đường vái lạy dồn dập "con lạy cụ đội". Lúc đó mà "cụ đội" chỉ nhếch mép trách cứ chi một cái là dân hồn vía lên mây.

Từ thuở khai thiên lập địa đến bây giờ dân mình cứ sợ mãi, sợ triền miên. Và bây giờ cũng còn sợ vậy thôi.

Dân đến cơ quan nhà nước thì vẫn cứ quen khúm núm, em em- anh anh, vẻ mặt sợ sệt. Ra đường, dù chẳng sai phạm gì, mà thấy công an giao thông tim vẫn đập loạn xạ.

Xem mấy tờ báo trong nước im thin thít, không dám nói một lời nào trong đợt kỷ niệm 30 năm cuộc chiến Việt- Trung (17/2/1979- 17/2/2009) vừa rồi cũng rõ. Tất cả chìm trong sự im lặng của sợ hãi.

Làm sao để đập tan, thoát ra khỏi cái nỗi sợ dai dẳng, triền miên của dân tộc mình đây, để sức mạnh của dân tộc trỗi dậy? Làm sao?

Xin nhắc lại một lần nữa câu của cụ Phan Khôi để kết thúc bài này: "Ta mà còn đê hèn vậy, mong gì ai trọng ta".
https://www.bbc.com/vietnamese/forum/2009/03/090312_susohai_ykien
Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 21 Tháng Mười 20196:00 CH
Khách
...
Cái dê hèn này...cu de cho day tö no....
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20176:00 CH
(HNPD) Phú ông thông báo đó đây là sẽ gả ái nữ cho một bậc thư sinh tài hoa, phong độ, không cần giàu tiền, giàu của...
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Đàn ông rửa bát, quét nhà Vợ gọi thì dạ, thưa bà em đây... Nghe nó thảm lắm. Trừ phi giúp vợ, vì vợ bận quá...
Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tôi cũng có một nỗi buồn không phá bỏ được, nhưng trong cái nỗi buồn to lớn ấy, tôi vẫn có những niềm vui, mới là...kỳ quái.
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Giai phẩm "Lá Cải" là thửa vườn mây, là sân nắng rỡ ràng sắc hoa cải, là nơi tập trung phẩm chất tốt đẹp của những món ăn tinh thần lành mạnh, tươi mát, đầy tính dân tộc, tha thiết yêu thương... tràn đầy sức sống...
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD)... tôi phải thưa trước rằng, những người bình thường có nhân cách sống, đã đầy đủ làm một chính nhân quân tử rồi...
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Thông cảm được nỗi buồn của huynh đệ chi binh từ hàng niên trưởng tới đàn em cấp nhỏ nhất, tân binh quân dịch đi nữa, vẫn mong gặp gỡ nhau trên giai phẩm " Lá Cải " này.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Nói theo thời đại là tư duy bị phá hủy hay phá sản cũng vậy, tôi khơi lại ngọn lửa thơ tình, để trang trải nỗi lòng bi thiết sau 30-4-1975.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tất cả những điều tôi muốn đề cập tới ở trên, chỉ để khẳng định anh tôi, đại tá Cao Văn Ủy và quý ông, huynh đệ chi binh QL/VNCH là chiến đấu cho lý tưởng Quốc gia Tự do.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20176:01 SA
(HNPD) Nghe cái tên Benson là quý vị biết ngay bố nó phải tên Ben, vì quả tình bố nó tên Bình 100% VN, là con trai thứ hai của tôi, nhưng đi học rồi đi làm ở Mỹ, đã kêu bình thường là Ben Duong.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tất nhiên còn số văn nhân thi sĩ khác nữa, nhưng xin phép để dịp viết khác, vì hôm nay tôi chỉ định viết ít dòng về vị đại phu Hoàng phái Tôn thất Niệm, mà cũng hơn một lần, tôi có dịp diện kiến.