CHUYỆN HÔM THỨ TƯ BÂY GIỜ MỚI KỂ ( Hỏi làm sao, chúng tôi cứ ra rả chửi thằng Mặt Lồn Hồ Chí Minh )

Thứ Năm, 12 Tháng Chín 20198:38 SA(Xem: 7447)
CHUYỆN HÔM THỨ TƯ BÂY GIỜ MỚI KỂ ( Hỏi làm sao, chúng tôi cứ ra rả chửi thằng Mặt Lồn Hồ Chí Minh )

CHUYỆN HÔM THỨ TƯ BÂY GIỜ MỚI KỂ

Đọc những bài viết loại này tôi thường thấy cay cay mí mắt vì nhớ lại nửa thế kỷ trước đây đôi lúc tôi cũng trong hoàn cảnh như cháu bé. Nhà nghèo, đói ăn đến vàng mắt, trong đầu lúc nào cũng chỉ có mỗi chữ ăn, đi học mặc cái áo có tới 13 miếng vá... 50 năm đã trôi qua, bao nhiêu tài nguyên trên rừng ngoài biển dưới đất bán sạch, vay nợ nước ngoài hàng trăm tỷ đô la tiêu xài, chính phủ cầm trong tay hàng nghìn tỷ đô la để tiêu. Vậy mà sao bây giờ dân mình vẫn nghèo thế ? Không chỉ bố mẹ cháu nhỏ không có tiền mua được đôi giày cho cháu mà cả tác giả bài viết cũng chỉ có 27 nghìn đồng trong túi. Thỉnh thoảng đi siêu thị, mình vô tình nghe các cháu nhân viên bán hàng vay mượn nhau 50 nghìn vì mấy hôm nay trong ví không lúc nào có tiền. Thương quá, nhìn các cháu nhưng không thể làm gì được. Như mình đã bình luận trong bài "TỪ THIỆN VÀ TRỢ CẤP - TƯ NHÂN VÀ CƠ CHẾ", nhà nước phải là người có trách nhiệm giải quyết đời sống cho dân; nếu nhà nước không làm thì dân hạ bệ nhà nước. Đối với trường hợp trong bài này, không phải thầy hiệu trưởng hay cô giáo mà Chính phủ và Bộ Giáo dục phải có trách nhiệm chính vì bệnh thành tích có gốc từ chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, người dân cũng phải tin yêu lẫn nhau. Cô giáo nên tin học trò, đặt mình ở vị thế của học trò để giải quyết. Cô cần liên lạc với phụ huynh để hỏi thăm, nếu đúng sự thật thì phải báo cáo lãnh đạo để tập thể cùng xử lý. Không thể vì thành tích của nhà trường, tiền thưởng cho thầy cô giáo mà chà đạp lên đạo lý, nhắm mắt trước khó khăn của gia đình học sinh.
CHUYỆN HÔM THỨ TƯ BÂY GIỜ MỚI KỂ
Bệnh thành tích đã làm giáo viên trở nên vô cảm
FB Lê Quốc Tuấn - Hôm rồi mình chở con gái đi học. Khi con gái đã vào trường và vào lớp rồi mình mới yên tâm ra lấy xe về. Vừa chạy xe ra đến cổng trường, vô tình mình thấy một bé gái tầm tuổi con gái mình, cháu cứ thầm thà thầm thụt nữa muốn vào trường nữa không muốn bước vào. Thấy lạ mình tấp xe vào lề đến hỏi bé:
– Tại sao con không vào lớp mà cứ bước vào rồi lại đi ra hoài vậy. Vào lớp kẻo trễ giờ đó con.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và ngoài trời
Cháu ngước lên nhìn tôi rồi cuối mặt xuống không trả lời. Tôi nhìn thấy trong ánh mắt của cháu có điều gì đó vừa sợ vừa lo lắng. Tôi liền trấn an:
– Có ai ăn hiếp con phải không? Nói đi để bác dẫn cháu vào gặp cô giáo bác nói cho.
Cháu rụt rè nói:
– Con sợ lắm. Con sợ cô phạt và đánh đòn con.

Nghe vậy tôi liền nói:

– Chắc con hay đi học trễ giờ đúng không? Chắc chắn là vậy. Vì bác thấy con đến trường mà không chịu vào lớp nên trễ giờ đúng không nào.

Cháu ngước lên nhìn tôi rưng rưng:

– Dạ không phải. Bởi vì giờ thể dục mà con không mang giày thể thao đi học.

Mình lại nói:

– Con hư quá. Giờ thể dục mà không mang giày là cô phạt đúng rồi.

Cháu liền cuối mặt xuống trả lời:

– Tại con không có giày!

Tôi ngạc nhiên hỏi

– Sao con không nói mẹ mua?

Cháu rưng rưng trả lời:

– Con có nói mẹ mua, nhưng mẹ con không có tiền, mẹ nói ráng chờ hết tháng mẹ có tiền rồi mẹ sẽ mua cho con. Lần này nữa là lần thứ 3 con không có giày đi học. Lần trước cô giáo nhắc nhở, lần hai cô phạt con úp mặt vào tường và đánh hai roi vào tay con, nên con sợ lắm, lần này mà không có giày con sợ cô giáo đánh đòn và đuổi học con.

Nghe cháu nói mà mình nghẹn đắng nơi cổ họng, nước mắt muốn trào ra. Mình thò vội tay vào túi móc ra chỉ còn đúng 27k không đủ để mua cho cháu đôi giày. Mình nhét 27k vào tay cháu rồi nói:

– Con cầm nhiêu đây về đưa cho mẹ để thêm mua giày cho con. Mà sao con không kể lý do không mang giày thể thao đi học cho cô giáo biết.

Cháu rụt rè trả lời:

– Mỗi lần không mang giày là cô la và phạt. Nên con sợ lắm không dám nói ạ.

Mình năn nỉ một lúc cháu mới chịu theo mình vào trường. Mình dẫn cháu đến ngây phòng giám hiệu gặp hiệu trưởng và trình bày hoàn cảnh của cháu. Thầy hiệu trưởng cho gọi cô giáo xuống. Cô giáo vừa bước vào phòng thầy hiệu trưởng nhìn thấy cháu bé liền lên tiếng:

– Lại không chịu mang giày thể thao đi học giờ thể dục chứ gì. Trò này lỳ lắm. Tôi nhắc nhiều lần rồi mà không nghe

Nói xong. Cô giáo quay qua nhìn mình nói:

– Anh là phụ huynh của cháu hả? Giờ thể dục mà cháu không chịu mang giày thể thao làm cho lớp bị sao đỏ ghi điểm 2 lần mất thành tích thi đua của lớp. Tôi nhắc nhiều lần mà cháu không nghe.

Mình chưa kịp trả lời thì thầy hiệu trưởng đính chính mình là không phải phụ huynh của cháu và kể lại sự việc mình vừa trình bày. Cô giáo nghe vậy liền phán câu:

– Chắc là trò này vẽ chuyện đó. Làm gì có chuyện đó.

Nghe cô giáo nói vậy. Mình kìm chế cơn tức giận rồi nói:

– Muốn biết sự thật cháu có nói thật hay không. Cô hãy cho tôi xin số điện thoại của cha mẹ cháu để tôi gọi ngay và luôn.

Cô giáo lục cặp một lúc và đưa số mình gọi thì mẹ cháu nghe máy. Mình đưa máy cho cô giáo nói chuyện và mở loa to. Sau khi mẹ cháu biết là cô giáo gọi thì mẹ cháu trình bày:

– Mong cô thông cảm cho cháu học đến cuối tháng tôi sẽ mua giày cho cháu. Mấy Hôm rồi cháu cứ đòi mua giày mà tôi không có tiền nên tôi chưa có mua, có tiền là tôi mua liền cho cháu cô ạ.

Tắt điện thoại. Tôi nhìn thấy nét mặt cô giáo có chút bối rối còn thầy hiệu trưởng thì đanh nét mặt lại. Tôi nhìn qua cháu bé thấy cháu sợ hãi co rúm người. Lúc đó tôi cảm thấy khó thở và tức nơi lồng ngực. Tôi liền buộc miệng nói:

– Bệnh thành tích nó đã làm cho chúng ta trở nên vô cảm và lạnh lùng rồi phải không thưa thầy hiệu trưởng, thưa cô giáo!

Tôi nói xong thì cô giáo và thầy hiệu trưởng có vẻ hơi ngại ngùng.

Thật sự tôi cũng không trách gì cô giáo. Trách chăng là trách cái xã hội và những người đẻ ra cái bệnh thành tích để cho những thầy cô giáo trở thành những cổ máy, những cái CD phát ra tiếng nói đã thuộc lòng và những thợ dậy, rồi dần dần sẽ đánh mất đi cái nghề cao quý và hai chữ đầy nhân ái đó là Thầy/cô Giáo. Thay vào đó là sự vô cảm, vô tâm, thậm chí cả sự nhẫn tâm!

Qua bài viết này. Tôi mong rằng thầy hiệu trưởng, cô giáo của bé mà tôi vừa kể và một số thầy cô giáo khác hãy dẹp bỏ bệnh thành tích mà nên đi sâu, gần gũi và quan tâm đến học trò của mình nhiều hơn. Đừng để những chuyện đáng tiếc sẽ xảy ra rồi mới hối hận… Trẻ thơ nó ám ảnh, là sẽ không bao giờ quên!

p/s1. Lúc đó tôi có chụp hình của cháu bé và cô giáo. Chắc có lẽ thầy hiệu trưởng và cô giáo của cháu bé sợ tôi đăng báo hay đăng Facebook nên thiết tha mong tôi xóa hình ảnh và họ hứa sẽ sửa đổi, quan tâm đến các cháu nhiều hơn, vả lại tôi nhìn thấy nơi khóe mắt của cô giáo hơi ướt và hành động của cô giáo đến ôm cháu bé vào lòng khi nói chuyện điện thoại với mẹ cháu xong.

Thôi thì đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh người chạy lại. Vì thế tôi hứa và xóa hình ảnh đó trước mặt thầy hiệu trưởng và cô giáo để họ yên lòng.

p/s 2. Tôi mượn hình ảnh này trên mạng để phụ họa cho bài viết:
 
H1-86
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn