Tạm biệt bà Năm - người giữ hồn Đà Lạt cùng góc quán quen bao thập kỉ

Thứ Năm, 28 Tháng Ba 20198:00 CH(Xem: 6230)
Tạm biệt bà Năm - người giữ hồn Đà Lạt cùng góc quán quen bao thập kỉ

Tạm biệt bà Năm - người giữ hồn Đà Lạt cùng góc quán quen bao thập kỉ


Nhiều người Đà Lạt và du khách thương mến xứ này đều không khỏi tiếc nuối khi biết tin bà Năm - chủ nhân của quán cà phê vợt có từ năm 1961 qua đời.

Bà Năm - người phụ nữ hiền lành, giản dị, dành cả cuộc đời mình bên những li cà phê vợt suốt bao thập kỉ qua (từ năm 1961) đã về với cát bụi vào ngày 25/3 tại TP HCM.

Tạm biệt bà Năm - người giữ hồn Đà Lạt cùng góc quán quen bao thập kỉ - Ảnh 1.

Chân dung của bà Năm. (Ảnh: Paulle Minh)

Một người thương mến Đà Lạt, có nhiều kỉ niệm với quán - anh Paulle Minh đã chia sẻ ảnh chân dung của chủ quán thân thương đó mà anh gọi là "chứng nhân". Sở dĩ vậy vì bà Năm là người đến Đà Lạt từ 1925, bà đã chứng kiến mọi sự đổi thay của thành phố cho đến nay.

Tạm biệt bà Năm - người giữ hồn Đà Lạt cùng góc quán quen bao thập kỉ - Ảnh 2.

Bây giờ quán cà phê được giao lại cho bà Sáu, em gái của bà Năm. (Ảnh: Hường Trần).

Cách đây 2 năm, bà Năm nghỉ bán vì bệnh tật và tuổi đã già. Quán cà phê nhỏ ở Đà Lạt - đứa con tinh thần của bà đã được giao lại cho bà Sáu - người em gái của bà tiếp quản. Bà Sáu năm nay cũng đã ngoài 86 tuổi nhưng vẫn mạnh khỏe và rất minh mẫn. 

Tạm biệt bà Năm - người giữ hồn Đà Lạt cùng góc quán quen bao thập kỉ - Ảnh 3.

Quán cà phê lưu lại những điều cũ xưa của Đà Lạt. (Ảnh: Lê Duy)

Quán cà phê Bà Năm nhìn qua chẳng có gì đặc biệt, nhưng phải đến cái góc ấy, ngồi vào buổi sớm và thưởng thức một li cà phê, nghe dăm ba câu chuyện, nhìn dòng người qua lại trong tiết trời se lạnh của Đà Lạt mới thấy được cái tình, cái quí mà chẳng nơi nào có được. 

Quán cà phê nhỏ bên hông chợ Đà Lạt tự bao giờ đã là một phần máu thịt của thành phố này...

Tạm biệt bà Năm - người giữ hồn Đà Lạt cùng góc quán quen bao thập kỉ - Ảnh 4.

Nơi mang một phần hồi ức cũ về Đà Lạt xưa. (Ảnh: Hường Trần)

Hàng ngày, cứ khoảng 5h sáng, khi cả thành phố vẫn bảng lảng trong lớp sương lạnh buốt, phố chẳng mấy người qua thì quán bắt đầu mở cửa. 

Quán nhỏ được nhận diện bằng bảng hiệu cũ kĩ với những chữ cà phê, giải khát đã bay màu. Bên trong quán, chỉ với mấy chiếc bàn, ghế gỗ đã bạc màu và quầy pha chế gói gọn trong khoảng 20m2. Quán còn chẳng có nhạc, wifi, WC hay ổ cắm điện nhưng lại quyến luyến biết bao khách hàng. 

Bởi du khách đến Đà Lạt là mong cầu được tìm một nơi bình yên, chẳng xô bồ và muốn thấy Đà Lạt với những con người chân phương, mộc mạc như thế quán Bà Năm chính là điểm dừng chân lí tưởng. 

Tạm biệt bà Năm - người giữ hồn Đà Lạt cùng góc quán quen bao thập kỉ - Ảnh 5.

Quán Bà Năm - nơi người dân, du khách có thể trầm ngâm giữa những bộn bề đời thường. (Ảnh: Hường Trần)

Thực đơn của quán Bà Năm vô cùng khiêm tốn, chỉ gói gọn trong vài món như cà phê đen, cà phê nâu, sắn dây, chanh tắc, xí muội, sữa chua. Đồ ăn vặt thì chỉ có những chiếc bánh qui mộc mạc... 

Tạm biệt bà Năm - người giữ hồn Đà Lạt cùng góc quán quen bao thập kỉ - Ảnh 6.

Quán Bà Năm có thực đơn vô cùng khiêm tốn nhưng lại chất chứa biết bao cái tình người Đà Lạt. (Ảnh: Hường Trần)

Nhưng không vì thực đơn khiêm tốn đó mà khách hàng lại bỏ qua nơi đây bởi ai cũng hiểu tính của người bán, bà Năm hay bà Sáu đều rất cẩn thận. Các bà đều chăm chút, tỉ mỉ từng tí một cho những sản phẩm của mình. 

Cốc thủy tinh pha cà phê được trụng qua nước sôi, khách tới mới gắp ra pha; vợt cà phê được giặt và phơi nắng liên tục; quán cũng chẳng bao giờ thiếu trà nóng cho khách. 

Có thể nói ở nơi này thời gian như ngừng trôi. Cứ ngồi vào góc ấy, lặng lẽ uống cà phê, lắng nghe dăm ba câu chuyện từ những người Đà Lạt trung niên, cảm giác như Đà Lạt xưa còn đọng lại ở đây cả.

Tạm biệt bà Năm - người giữ hồn Đà Lạt cùng góc quán quen bao thập kỉ - Ảnh 7.

Bà Huệ (hay còn gọi là bà Sáu) đang pha trà cho khách. (Ảnh: Hường Trần)

Thời mà cà phê phin còn chưa phổ biến, người ta vẫn thường dùng cách nguyên thủy nhất là lấy vợt để pha cà phê. 

Bà Năm học theo rồi mở bán, làm lâu tay nghề cũng lên, biết pha sao cho ngon, để các mẻ cà phê pha đều đậm đà. 

Bà từng nói: "Tôi không biết pha vợt hay pha phin ngon hơn vì mấy chục năm nay chỉ gắn với chiếc vợt này". Có thể cà phê pha vợt không có độ sánh như pha phin nhưng hương thơm đọng lại lâu, khiến người thưởng thức nhớ mãi.

Tạm biệt bà Năm - người giữ hồn Đà Lạt cùng góc quán quen bao thập kỉ - Ảnh 8.

Những chiếc vợt được phơi nắng liên tục. (Ảnh: @Iwilltakeherthere)

Giữa dòng chảy của thời gian, bà Năm và cả góc quán quen là nhân chứng chứng kiến biết bao sự đổi thay, thăng trầm của TP Đà Lạt. Mỗi sáng dậy sớm, tranh thủ nhâm nhi cà phê cùng những người quen, nói với nhau câu chuyện nhỏ ân tình cũng là niềm vui của người Đà Lạt.

Tạm biệt bà Năm - người giữ hồn Đà Lạt cùng góc quán quen bao thập kỉ - Ảnh 9.

Người Đà Lạt và những câu chuyện thân tình. (Ảnh: Hường Trần)

Hay tin bà Năm mất, ai cũng thương tiếc vì thế hệ những người cuối cùng của kí ức Đà Lạtxưa  - những mảnh ghép của một Đà Lạt âm thầm và bền bỉ dần ra đi. 

Người ta chưa bao giờ thấy bà Năm, sau này là bà Sáu vội vã, bất cẩn khi đứng sau cái quầy cà phê đó. Chủ quán thì cứ từ tốn phục vụ còn khách thì cứ chậm rãi nói cùng nhau, không có ai vội vã ở quán Bà Năm hay ở Đà Lạt hết.

Tạm biệt bà Năm - người giữ hồn Đà Lạt cùng góc quán quen bao thập kỉ - Ảnh 10.

Những vị khách quen bao năm của quán. (Ảnh: Hường Trần)

Có những sớm mai nào đó ở quán cà phê Bà Năm, vị lữ khách có thể  tự "cấp phép" cho mình quyền sống chậm. 

Xin gửi lời tạm biệt bà Năm - người giữ hồn Đà Lạt cùng góc quán quen bao thập kỉ, rồi ai cũng sẽ nhớ về kí ức ấy, với phong vị cà phê quen thuộc, thân thương. Sau này nhiều người ghé nơi này, có lẽ vẫn quen câu nói cửa miệng: "Năm ơi! Của con như cũ nha!".

Ý kiến bạn đọc
Thứ Bảy, 30 Tháng Ba 20195:34 SA
Khách
Trong niên kỷ, niên là năm, kỷ là mấy. Niên kỷ có nghĩa là số năm hoặc số tuối (theo VN tự điển của Hội Khai trí Tiến Đức).
Nếu kỷ là năm và niên cũng là năm thì "thế niên" giống như "thế kỷ" và "bách niên" là 100 năm?
Thứ Sáu, 29 Tháng Ba 20197:38 CH
Khách
Chữ KỶ có nhiều nghĩa, riêng về thời gian thì : vừa là một năm , thí dụ như câu hỏi . "thọ được bao nhiêu niên kỷ rồi?", vừa là 1 giáp 12 năm từ Tý đến Hợi . Trước 1975 ở VNCH chỉ dùng "thập niên" để chỉ 10 năm. Sau khi bị "phỏng giái" thì bọn "công nhân nhà máy viết" của đ. dùng loạn xà ngầu , có khi cùng một "công nhân biên chế tiên tiến" trong cùng một "tát phủm", có khi nó viết thâp kỷ, có khi lại là thập niên ! Dưới sự lãnh đạo tài tình của các điỉnh cao là vậy !
Thứ Sáu, 29 Tháng Ba 20193:57 SA
Khách
Kỷ là một vòng 12 năm (theo VN Từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức in năm 1930 và 1954). Như vậy thập kỷ là 120 năm.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Đàn ông rửa bát, quét nhà Vợ gọi thì dạ, thưa bà em đây... Nghe nó thảm lắm. Trừ phi giúp vợ, vì vợ bận quá...
Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tôi cũng có một nỗi buồn không phá bỏ được, nhưng trong cái nỗi buồn to lớn ấy, tôi vẫn có những niềm vui, mới là...kỳ quái.
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Giai phẩm "Lá Cải" là thửa vườn mây, là sân nắng rỡ ràng sắc hoa cải, là nơi tập trung phẩm chất tốt đẹp của những món ăn tinh thần lành mạnh, tươi mát, đầy tính dân tộc, tha thiết yêu thương... tràn đầy sức sống...
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD)... tôi phải thưa trước rằng, những người bình thường có nhân cách sống, đã đầy đủ làm một chính nhân quân tử rồi...
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Thông cảm được nỗi buồn của huynh đệ chi binh từ hàng niên trưởng tới đàn em cấp nhỏ nhất, tân binh quân dịch đi nữa, vẫn mong gặp gỡ nhau trên giai phẩm " Lá Cải " này.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Nói theo thời đại là tư duy bị phá hủy hay phá sản cũng vậy, tôi khơi lại ngọn lửa thơ tình, để trang trải nỗi lòng bi thiết sau 30-4-1975.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tất cả những điều tôi muốn đề cập tới ở trên, chỉ để khẳng định anh tôi, đại tá Cao Văn Ủy và quý ông, huynh đệ chi binh QL/VNCH là chiến đấu cho lý tưởng Quốc gia Tự do.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20176:01 SA
(HNPD) Nghe cái tên Benson là quý vị biết ngay bố nó phải tên Ben, vì quả tình bố nó tên Bình 100% VN, là con trai thứ hai của tôi, nhưng đi học rồi đi làm ở Mỹ, đã kêu bình thường là Ben Duong.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tất nhiên còn số văn nhân thi sĩ khác nữa, nhưng xin phép để dịp viết khác, vì hôm nay tôi chỉ định viết ít dòng về vị đại phu Hoàng phái Tôn thất Niệm, mà cũng hơn một lần, tôi có dịp diện kiến.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Chợ Mỹ vùng tôi đang ở, mấy năm đầu tôi đến đây, họ còn phát không gà tây lúc tinh mơ đầu ngày cho khách hàng, có lẽ vì cùng muốn mọi người Tạ Ơn trời đất.