Cụ ‘bí chủ’ và Việt Nam ‘chưa giàu đã già’

Thứ Bảy, 17 Tháng Mười Một 20183:30 SA(Xem: 7211)
Cụ ‘bí chủ’ và Việt Nam ‘chưa giàu đã già’

Blog VOA

Nguyễn Hùng

Mấy ngày qua một số bạn tôi trên Facebook chia sẻ bài viết ‘Việt Nam chưa giàu đã già’ của tạp chí The Economist của Anh. Tờ này viết cũng hơi ẩu vì họ có vẻ nhầm chính sách một con của Trung Quốc với chính sách hai con của Việt Nam thời thập niên 1980. Họ cũng cẩu thả khi dẫn lời một ông lão 78 tuổi mà họ nói tên là ‘Toau’, tên mà tôi nghĩ không phải là tên Việt. Chắc là cụ Toàn nào đó.

Bỏ qua những lỗi không ảnh hưởng tới nội dung cả bài viết này, The Economist nói số người trên 60 tuổi ở Việt Nam hiện chiếm trên 10% dân số nhưng sẽ tăng lên trên 20% vào năm 2040. Điều tích cực là tuổi thọ trung bình tăng từ 60 tuổi hồi năm 1970 lên 76 tuổi vào thời điểm hiện nay. Điều đáng buồn là thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ mới đạt hơn 5.000 đô la khi lực lượng lao động lên tới đỉnh điểm hồi năm 2013 so với mức gần 10.000 đô la của Trung Quốc và trên 30.000 đô la của cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Nói tóm lại đất nước “chưa có bao giờ đẹp như hôm nay” chưa kịp giàu thì đã già mất rồi.

Chẳng phải lấy ví dụ đâu xa, cứ nhìn người được gọi là ‘bí chủ’ Nguyễn Phú Trọng cũng đã thấy điều này đúng. Ông đốt lò năm nay đã 74 tuổi nhưng người ta vẫn nói về sự giản dị và tuềnh toàng của ông. Trông ông ăn mặc cũng có lúc nông dân, điều tôi nghĩ chẳng có gì đáng tự hào. Nhưng ông sướng hơn người nông dân vì ông không phải cày cuốc ngoài đồng nên năng suất lao động của ông về già không bị giảm. Ông còn có vẻ nói rằng ‘gừng càng già càng cay’ nên đã ngồi ngay thêm ghế nữa khi có cơ hội. The Economist nói có tới 40% người Việt trên 75 tuổi ở các vùng quê vẫn phải tiếp tục công việc đồng áng so với con số chỉ chưa tới 5% tại Anh Quốc.

Tạp chí của Anh nói thông thường khi các nước tăng thu nhập bình quân đầu người, họ sẽ hướng tới các ngành năng suất hơn, chẳng hạn như dịch vụ. Nhưng tại Việt Nam, nông nghiệp vẫn chiếm gần một phần năm tỷ trọng của cả nền kinh tế vào thời điểm dân số ở độ tuổi lao động đạt mức cao nhất hồi năm 2013. Trong lúc đó ở cùng thời điểm tại Trung Quốc, nông nghiệp chỉ chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội. The Economist cũng nói chính vì phụ thuộc nhiều vào các ngành như nông nghiệp mà có tới ba phần tư nhân công Việt Nam làm những việc mà năng suất lao động của họ giảm đi khi tuổi của họ cao thêm. Con số tương ứng cho Malaysia chỉ là một nửa lực lượng lao động.

Ở cuối bài viết The Economist nhận định: “Tăng năng suất lao động sẽ là điều khó khăn. Chính quyền vẫn đánh đu với chủ nghĩa nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước thống lĩnh nhiều ngành công nghiệp. Trong khi đó hầu hết sinh viên đại học bỏ phí một năm học lý thuyết của Marx và Lenin.”

Tôi nghĩ có thể The Economist nói hơi quá vì sinh viên đại học giờ ngu gì mà học mấy thứ ngày xưa ông ‘bí chủ’ học. Có thể họ bị bắt phải học và họ trả bài cho có mà thôi. Và có lẽ thời gian họ bỏ ra chỉ vài tuần hay cùng lắm là vài tháng chứ không đến một năm.

Nhưng riêng chuyện Việt Nam vẫn theo đuổi xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ 21 đã cho thấy tư duy nhìn đèn điện lại hỏi sao đèn Hoa Kỳ tây cứ đem treo ngược thế kia. Chỉ còn hai năm nữa Cuộc chiến Việt Nam đã lùi sau 45 năm. Đó là khoảng thời gian quá dài để luẩn quẩn quanh luỹ tre làng.

Ông lão 74 đang mang cái lò ra để làm người dân quên đi những vấn đề muôn thuở. Đó là một xã hội trong đó người dân bị quyền dùng chứ thực ra không được dùng quyền. Họ không có quyền được nói những gì họ nghĩ mà không sợ bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước. Họ không có quyền truyền bá tư tưởng tự do nếu không muốn bị cho một phát Chu Hảo. Họ không có quyền cự cãi công an khi vào đồn vì họ sẽ lăn cổ tự tử nếu làm như vậy. Họ thậm chí cũng không có quyền thực sự sở hữu đất đai vì đó là sở hữu toàn dân, tức là của mấy ông cộng sản đỏ, khi nào thích lên thì lấy đất dâng tư bản kiếm hào.

Tuần này tôi gặp một cựu đại sứ Hàn Quốc ở London và là người từng phục vụ trong chính quyền của cố Tổng thống Nam Hàn Kim Đại Trọng. Nghe ông hỏi mấy câu mà tôi thấy buồn quá.

Ông bảo ở Việt Nam có các tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động không? Thưa có nhưng họ hơi đâu mà ăn lương nhà nước để đi bảo vệ lũ công nhân làm gì. Ông hỏi có các tổ chức đấu tranh vì dân chủ không? Dạ, thưa có cái Đảng Dân chủ thì đã giải tán từ lâu và giờ ai lập đảng gì họ bỏ tù mọt gông giống thời Pháp thuộc. Ông lại bảo ông biết Việt Nam có huấn luyện viên người Hàn Quốc và dân Việt Nam mê bóng đá lắm. Vậy có thể biến sự đam mê bóng đá đó để thay đổi xã hội không? Dạ, câu này khó trả lời quá ạ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Đàn ông rửa bát, quét nhà Vợ gọi thì dạ, thưa bà em đây... Nghe nó thảm lắm. Trừ phi giúp vợ, vì vợ bận quá...
Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tôi cũng có một nỗi buồn không phá bỏ được, nhưng trong cái nỗi buồn to lớn ấy, tôi vẫn có những niềm vui, mới là...kỳ quái.
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Giai phẩm "Lá Cải" là thửa vườn mây, là sân nắng rỡ ràng sắc hoa cải, là nơi tập trung phẩm chất tốt đẹp của những món ăn tinh thần lành mạnh, tươi mát, đầy tính dân tộc, tha thiết yêu thương... tràn đầy sức sống...
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD)... tôi phải thưa trước rằng, những người bình thường có nhân cách sống, đã đầy đủ làm một chính nhân quân tử rồi...
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Thông cảm được nỗi buồn của huynh đệ chi binh từ hàng niên trưởng tới đàn em cấp nhỏ nhất, tân binh quân dịch đi nữa, vẫn mong gặp gỡ nhau trên giai phẩm " Lá Cải " này.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Nói theo thời đại là tư duy bị phá hủy hay phá sản cũng vậy, tôi khơi lại ngọn lửa thơ tình, để trang trải nỗi lòng bi thiết sau 30-4-1975.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tất cả những điều tôi muốn đề cập tới ở trên, chỉ để khẳng định anh tôi, đại tá Cao Văn Ủy và quý ông, huynh đệ chi binh QL/VNCH là chiến đấu cho lý tưởng Quốc gia Tự do.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20176:01 SA
(HNPD) Nghe cái tên Benson là quý vị biết ngay bố nó phải tên Ben, vì quả tình bố nó tên Bình 100% VN, là con trai thứ hai của tôi, nhưng đi học rồi đi làm ở Mỹ, đã kêu bình thường là Ben Duong.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tất nhiên còn số văn nhân thi sĩ khác nữa, nhưng xin phép để dịp viết khác, vì hôm nay tôi chỉ định viết ít dòng về vị đại phu Hoàng phái Tôn thất Niệm, mà cũng hơn một lần, tôi có dịp diện kiến.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Chợ Mỹ vùng tôi đang ở, mấy năm đầu tôi đến đây, họ còn phát không gà tây lúc tinh mơ đầu ngày cho khách hàng, có lẽ vì cùng muốn mọi người Tạ Ơn trời đất.