Bi kịch của Omayra Sanchez

Thứ Sáu, 23 Tháng Mười Một 20184:00 SA(Xem: 5014)
Bi kịch của Omayra Sanchez

7811

Omayra Sanchez Garzon chỉ là một cô bé 13 tuổi hồn nhiên, sống vui vẻ hạnh phúc cùng gia đình nhỏ của mình tại thị trấn Armero thuộc bang Tolima, Columbia.

Em không hề nghĩ rằng cái chết khủng khiếp đang âm thầm đến bên cạnh mình và không bao lâu nữa, bóng đen tử thần sẽ nuốt chửng toàn bộ khu vực nơi em sống, tạo nên một thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.

Ngày 13/11/1985, một đợt phun trào từ núi lửa Nevado del Ruiz đã tạo ra một dòng bùn đá (lahar) và chảy với tốc độ cực nhanh về hướng thị trấn Armero.

Do không được cảnh báo từ trước để sơ tán, hầu như toàn bộ người dân ở Armero và 13 ngôi làng khác ở Tolima đã bị dòng lahar phá hủy và nhấn chìm.

Tổng số nạn nhân mất mạng lên đến 25.000 người, biến nó trở thành thảm họa từ dòng bùn đá tồi tệ nhất từng được ghi nhận.

Đêm xảy ra sự việc, gia đình của Omayra cũng như bao gia đình khác, do không lường trước được sức tàn phá kinh khủng của dòng lahar và họ mãi mãi bị chôn vùi dưới đống đổ nát của chính căn nhà mình.

Cô bé Omayra tuy không bị dòng lahar dữ tợn “nuốt chửng” ngay lập tức nhưng cái chết và nỗi đau kéo dài suốt 3 ngày mà em phải gánh chịu còn kinh hoàng hơn gấp trăm nghìn lần các nạn nhân khác.

Sau khi căn nhà bị sập xuống, Omayra phát hiện chân cô bé bị một khối bê tông đè chặt khiến em không thể di chuyển được.

Qua khe hở của đống gạch đá, Omayra đã cố gắng để vươn bàn tay ra bên ngoài tìm đường thoát thân, cũng nhờ vậy mà đội cứu hộ đã tìm thấy em.

Suốt nhiều giờ sau đó, lực lượng cứu hộ đã tập trung để tìm cách giải thoát cho Omayra nhưng mọi nỗ lực đều không thành công.

Họ phát hiện ra rằng cứ mỗi lần cố để kéo Omayra lên thì nước xung quanh em lại dâng thêm một chút, nếu cứ tiếp tục như vậy thì cô bé sẽ chết đuối trước khi được cứu thoát.

Có vẻ như cách duy nhất để cứu Omayra ra ngoài là phải cưa đứt hai chân của em nhưng vào thời điểm đó, do dụng cụ phẫu thuật không đủ và tình hình khách quan không cho phép, giải pháp này cũng không thể thực hiện được.

Lực lượng cứu hộ đã phải đeo chiếc lốp xe vào người Omayra để giúp em nổi trên mặt nước, họ dùng máy bơm để hút bớt nước ra ngoài. Các nhân viên hỗ trợ y tế luôn túc trực bên cạnh người thì nói chuyện, người thì chăm sóc, giữ cho Omayra tỉnh táo.

Cô bé 13 tuổi cứ như vậy kiệt sức dần theo thời gian, mạng sống của em chỉ tính theo từng giây phút một.

Mặc dù đang nằm trong hoàn cảnh ngặt nghèo, tinh thần lạc quan của Omayra đã làm cho tất cả những ai có mặt ở đó đều phải xúc động nghẹn ngào đến rơi lệ.

Omayra không chỉ vui vẻ hát cho mọi người nghe, cô bé còn xin được ăn bánh, uống soda và đồng ý cho phóng viên phỏng vấn.

Đến đêm thứ 3 bị mắc kẹt, thân thể bé nhỏ của Omayra đã không thể chống chọi nổi, cô bé bắt đầu gặp ảo giác. Omayra lúc cười lúc khóc rồi lại lẩm bẩm nói rằng em không muốn đến trường muộn vì có buổi kiểm tra toán.

Càng bước gần đến cửa tử thần, đôi mắt của Omayra càng trở nên đỏ quạch vì xuất huyết, khuôn mặt cô bé sưng phù lên, hai bàn tay đổi thành màu trắng nhăn nheo vì ngâm nước quá lâu.

Đến cuối cùng, lực lượng cứu hộ đành phải chấp nhận một sự thật là họ không thể cứu được Omayra.

Đến khoảng 10 giờ sáng 16/11/1985, cô bé Omayra đã tử vong do bị hoại tử và hạ thân nhiệt sau 60 tiếng bị mắc kẹt dưới nước.

Những thời khắc cuối cùng của em được nhiếp ảnh gia người Pháp, Frank Fournier chụp lại đã trở thành một nỗi ám ảnh lớn đối với cả thế giới cũng như tạo nên một làn sóng phẫn nộ trước sự thất bại thảm hại của các nhà chức trách Columbia trong việc xử lý thảm họa.

Bi kịch của Omayra Sanchez và đôi mắt đen hấp hối vẫn ám ảnh cả thế giới dù cho đã 33 năm trôi qua - Ảnh 6.

Bức ảnh mang tên “Bi kịch của Omayra Sanchez” đã đoạt giải ảnh báo chí thế giới World Press Photo năm 1986, kèm theo đó, tác giả đã phải hứng chịu vô vàn chỉ trích từ dư luận cho rằng ông là một kẻ máu lạnh vô tâm khi đứng trước bi kịch của Omayra vẫn còn bình tĩnh để tác nghiệp chứ không có một động thái nào giúp đỡ nạn nhân.

33 năm trôi qua, bi kịch của Omayra hay thảm họa Armero đã mãi mãi in sâu trong lòng hàng triệu người trên khắp thế giới và khiến họ phải rơi nước mắt mỗi khi nhắc lại.

(Tổng hợp)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20176:00 CH
(HNPD) Phú ông thông báo đó đây là sẽ gả ái nữ cho một bậc thư sinh tài hoa, phong độ, không cần giàu tiền, giàu của...
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Đàn ông rửa bát, quét nhà Vợ gọi thì dạ, thưa bà em đây... Nghe nó thảm lắm. Trừ phi giúp vợ, vì vợ bận quá...
Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tôi cũng có một nỗi buồn không phá bỏ được, nhưng trong cái nỗi buồn to lớn ấy, tôi vẫn có những niềm vui, mới là...kỳ quái.
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Giai phẩm "Lá Cải" là thửa vườn mây, là sân nắng rỡ ràng sắc hoa cải, là nơi tập trung phẩm chất tốt đẹp của những món ăn tinh thần lành mạnh, tươi mát, đầy tính dân tộc, tha thiết yêu thương... tràn đầy sức sống...
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD)... tôi phải thưa trước rằng, những người bình thường có nhân cách sống, đã đầy đủ làm một chính nhân quân tử rồi...
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Thông cảm được nỗi buồn của huynh đệ chi binh từ hàng niên trưởng tới đàn em cấp nhỏ nhất, tân binh quân dịch đi nữa, vẫn mong gặp gỡ nhau trên giai phẩm " Lá Cải " này.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Nói theo thời đại là tư duy bị phá hủy hay phá sản cũng vậy, tôi khơi lại ngọn lửa thơ tình, để trang trải nỗi lòng bi thiết sau 30-4-1975.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tất cả những điều tôi muốn đề cập tới ở trên, chỉ để khẳng định anh tôi, đại tá Cao Văn Ủy và quý ông, huynh đệ chi binh QL/VNCH là chiến đấu cho lý tưởng Quốc gia Tự do.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20176:01 SA
(HNPD) Nghe cái tên Benson là quý vị biết ngay bố nó phải tên Ben, vì quả tình bố nó tên Bình 100% VN, là con trai thứ hai của tôi, nhưng đi học rồi đi làm ở Mỹ, đã kêu bình thường là Ben Duong.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tất nhiên còn số văn nhân thi sĩ khác nữa, nhưng xin phép để dịp viết khác, vì hôm nay tôi chỉ định viết ít dòng về vị đại phu Hoàng phái Tôn thất Niệm, mà cũng hơn một lần, tôi có dịp diện kiến.