So sánh hoàn cảnh mất Hoàng Sa và Gạc Ma

Thứ Bảy, 18 Tháng Ba 202311:56 SA(Xem: 1080)
So sánh hoàn cảnh mất Hoàng Sa và Gạc Ma

01 

Các cháu bê hường cần biết là hoàn cảnh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mất Hoàng Sa rất khác với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (VN) mất Gạc Ma nhé.

Việt Nam Cộng Hòa lúc đó rất yếu và đã bị Mỹ bỏ rơi sau Hiệp định Paris, cắt giảm viện trợ rất nhiều và quân Bắc Việt đe dọa, chiếm cỡ 50% lãnh thổ theo kiểu da beo rồi. Nhà còn sắp mất, tiếc gì cái cột hàng rào? Tập trung mà giữ nhà còn không ăn thua đó.

Mỹ lúc đó mới ký Hiệp định Paris nên không được phép can thiệp quân sự vào VNCH, Mỹ và VNCH cũng không hề có hiệp ước tương trợ quân sự nào cả (kể cả trước Hiệp định Paris). Vì thế Mỹ không được phép và không có trách nhiệm cứu VNCH trong trận Hoàng Sa. Họ chỉ có thể hỗ trợ thông tin mà thôi và họ cũng chỉ làm thế.

Còn Việt Nam thời đó không có nội chiến, có chiến tranh lẻ tẻ ở Campuchia và biên giới phía Bắc. Lúc đó coi Trung Quốc như kẻ thù, nên mức độ đề phòng phải cao hơn VNCH đề phòng Trung Quốc lấy Hoàng Sa (do chưa đánh nhau lần nào). Vấn đề của Việt Nam chỉ là kinh tế yếu, nhưng quân sự không yếu, do các cuộc chiến trước đó cơ bản là thắng.

Liên Xô và Việt Nam đang có hiệp ước bảo vệ nhau, Liên Xô lại có quân cảng khá gần Gạc Ma...Có điều là Liên Xô lúc đó đói quá, nhưng về trách nhiệm là có với Việt Nam. Vì hiệp ước đang hiệu lực.

Vậy các cháu so sánh sao? Một thằng có hiệp ước tương trợ thì nằm im trong khi thằng kia có hiệp định (nhưng lại cấm tham chiến) và có hỗ trợ thông tin. Vậy bên nào có trách nhiệm hơn?

Đặc điểm giống nhau giữa hai thằng đại ca khiến cho Tàu động thủ, đó là lúc đó Mỹ đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, ở thế cân bằng hoặc cửa trên. Còn Liên Xô thì đang ve vãn ở thế yếu hơn.

DƯƠNG QUỐC CHÍNH 16.03.2023

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20181:30 SA
Toàn thể dân Việt đang bước vào thời điểm tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân (1968-2018). Đây là sự kiện thuộc hạng đáng ghi nhớ nhất
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 201810:00 CH
Trong cuốn sách Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, có lẽ là cuốn tiểu thuyết tiếng Anh về Việt Nam được đọc nhiều nhất, nhà báo Anh Thomas Fowler
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 CH
Trận Tết Mậu Thân 1968 là một kỳ công về đại chiến lược của giới lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20185:00 SA
Tưởng Giới Thạch,[1] còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20184:00 SA
Đạo Tin Lành đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới hiện đại, tự do. Nó đã góp phần vào sự nổi lên của các khái niệm
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 SA
Trước khi cuộc nội chiến kéo dài gần bốn năm kết thúc với thất bại thuộc về phía Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch và thuộc hạ đã rút chạy ra đảo Đài Loan
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20189:00 CH
Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán đ
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20182:30 CH
Tết Mậu Tuất - 2018 năm nay là dịp kỷ niệm tròn 50 năm sự kiện Mậu Thân 1968, báo chí trong nước và ngoài nướ
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20182:00 SA
Tình hình chiến sự tại Ukraina bỗng gia tăng căng thẳng sau sự đổ vỡ của cuộc gặp thượng đỉnh 4 bên gồm Đức, Pháp, Nga và Ukraina nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukaina.