So sánh hoàn cảnh mất Hoàng Sa và Gạc Ma

Thứ Bảy, 18 Tháng Ba 202311:56 SA(Xem: 1051)
So sánh hoàn cảnh mất Hoàng Sa và Gạc Ma

01 

Các cháu bê hường cần biết là hoàn cảnh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mất Hoàng Sa rất khác với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (VN) mất Gạc Ma nhé.

Việt Nam Cộng Hòa lúc đó rất yếu và đã bị Mỹ bỏ rơi sau Hiệp định Paris, cắt giảm viện trợ rất nhiều và quân Bắc Việt đe dọa, chiếm cỡ 50% lãnh thổ theo kiểu da beo rồi. Nhà còn sắp mất, tiếc gì cái cột hàng rào? Tập trung mà giữ nhà còn không ăn thua đó.

Mỹ lúc đó mới ký Hiệp định Paris nên không được phép can thiệp quân sự vào VNCH, Mỹ và VNCH cũng không hề có hiệp ước tương trợ quân sự nào cả (kể cả trước Hiệp định Paris). Vì thế Mỹ không được phép và không có trách nhiệm cứu VNCH trong trận Hoàng Sa. Họ chỉ có thể hỗ trợ thông tin mà thôi và họ cũng chỉ làm thế.

Còn Việt Nam thời đó không có nội chiến, có chiến tranh lẻ tẻ ở Campuchia và biên giới phía Bắc. Lúc đó coi Trung Quốc như kẻ thù, nên mức độ đề phòng phải cao hơn VNCH đề phòng Trung Quốc lấy Hoàng Sa (do chưa đánh nhau lần nào). Vấn đề của Việt Nam chỉ là kinh tế yếu, nhưng quân sự không yếu, do các cuộc chiến trước đó cơ bản là thắng.

Liên Xô và Việt Nam đang có hiệp ước bảo vệ nhau, Liên Xô lại có quân cảng khá gần Gạc Ma...Có điều là Liên Xô lúc đó đói quá, nhưng về trách nhiệm là có với Việt Nam. Vì hiệp ước đang hiệu lực.

Vậy các cháu so sánh sao? Một thằng có hiệp ước tương trợ thì nằm im trong khi thằng kia có hiệp định (nhưng lại cấm tham chiến) và có hỗ trợ thông tin. Vậy bên nào có trách nhiệm hơn?

Đặc điểm giống nhau giữa hai thằng đại ca khiến cho Tàu động thủ, đó là lúc đó Mỹ đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, ở thế cân bằng hoặc cửa trên. Còn Liên Xô thì đang ve vãn ở thế yếu hơn.

DƯƠNG QUỐC CHÍNH 16.03.2023

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 201811:58 SA
Được xếp hạng 124 trên 133 thành phố trong Chỉ số Giá cả Sinh hoạt (Cost of Living Index) của cơ quan chuyên phân tích kinh tế (Economist Inteliggence Unit), D
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20188:00 SA
Chỉ có một mình, bà Nam Phương đã phải tính toán kỹ lưỡng vì mục tiêu duy nhất là sự an nguy của các con và cuối cùng bà đã chọn sang Pháp sống.
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20186:00 SA
Trong nền nghệ thuật văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ở nước ta, cách ngày nay trên dưới 2000 năm, đã xuất trình hàng loạt bộ sưu tập, phản ánh muôn mặt của đời sống kinh tế, văn hóa
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20185:00 SA
Năm 2016, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt bạn đọc quyển sách nhan đề Giở lại một nghi án lịch sử “Giả Vương nhập cận”
Chủ Nhật, 28 Tháng Giêng 20181:30 SA
Cứ mỗi độ đến Tết, dịp Xuân về lòng tôi lại có những bùi ngùi khó tả khi nghĩ về hai sự kiện thảm sát xảy ra trên dải đất miền Trung.
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 201810:00 SA
Việt sử lược chép: “Kỉ Tị [1209] Sảm lại về Hải Ấp, ở nhà công quán thôn Lưu Gia, lấy con gái thứ hai của Nguyên tổ làm nguyên phi
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20184:00 SA
Các phỏng đoán hiện nay nhìn chung đều cho rằng vị thế của Mỹ sẽ ngày càng suy giảm còn Trung Quốc tiếp tục nổi lên trở thành siêu cường số
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20183:30 SA
«Làm đầy tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại», trước đến nay, ai mà chẳng nghĩ vậy. Có biết đâu khi lâm sự thì đến «đầy tớ» cắp tráp theo hầu vẫn gặp nhiều tình huống gay cấn
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20183:00 SA
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, năm 1400 đậu Thái học sinh. Tương truyền, ông giữ chức Ngự sử đài chính chưởng dưới đời Hồ (1400 – 1407). Tuy nhiên, k
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20188:00 CH
Một trong những vấn đề còn gây tranh cãi về lịch sử Liên Xô xoay quanh tài liệu thường được gọi là "Di chúc" của Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924).