Pavlopetri - thành phố chìm cổ xưa nhất thế giới

Chủ Nhật, 19 Tháng Ba 202311:00 SA(Xem: 1078)
Pavlopetri - thành phố chìm cổ xưa nhất thế giới

Hy LạpNguyên nhân khiến Pavlopetri, thành phố có niên đại ước tính khoảng 5.000 năm, chìm xuống đáy biển vẫn là một bí ẩn.

Thành phố thời Đồ Đồng Pavlopetri nhìn từ trên cao. Ảnh: Aerial-motion

Thành phố thời Đồ Đồng Pavlopetri nhìn từ trên cao. Ảnh: Aerial-motion

Những phát hiện khảo cổ dưới nước như thành phố thất lạc, cổ vật được giấu kín hoặc xác tàu đắm thu hút sự quan tâm lớn của các nhà khoa học. Một ví dụ tuyệt vời về phát hiện như vậy là Pavlopetri - nơi được cho là thành phố chìm cổ xưa nhất thế giới.

Pavlopetri nằm ở vùng Peloponnesus, phía nam Hy Lạp, ước tính khoảng 5.000 năm tuổi. Thành phố được nhận diện lần đầu tiên bởi nhà địa chất Folkion Negris vào năm 1904. Đến năm 1967, nhà địa - khảo cổ Nicholas Flemming từ Viện Hải dương học thuộc Đại học Southampton tái khám phá thành phố thời Đồ Đồng này. Flemming miêu tả, thành phố chìm dưới khoảng 3 - 4 m nước. Năm 1968, Flemming quay lại cùng một nhóm nhà khảo cổ học từ Đại học Cambridge để tiếp tục khảo sát khu tàn tích rộng lớn trong 6 tuần.

Sử dụng hệ thống lưới và thước tay, nhóm chuyên gia lập sơ đồ thành phố với diện tích ước tính 300 m x 150 m. Thành phố có ít nhất 15 tòa nhà riêng biệt, các sân bãi, 5 đường phố, hai lăng mộ và ít nhất 37 ngôi mộ cist - loại mộ nhỏ xây bằng đá dùng để lưu giữ xương cốt. Họ cũng phát hiện rằng thành phố dưới nước tiếp tục mở rộng về phía nam, tới đảo Pavlopetri, nơi lưu giữ tàn tích của các bức tường và vật liệu khảo cổ khác.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chuyên gia cũng trục vớt một số đồ tạo tác từ đáy biển, bao gồm đồ gốm, kiếm làm bằng đá vỏ chai và đá phiến silic, một bức tượng nhỏ bằng đồng tồn tại từ khoảng năm 2800 - 1180 trước Công nguyên. Tuy nhiên, các tòa nhà của thành phố chìm chủ yếu thuộc thời kỳ Mycenae, khoảng năm 1650 - 1180 trước Công nguyên.

Tàn tích dưới nước của thành phố cổ Pavlopetri kết hợp với các cột và tường được tái tạo bằng kỹ thuật số. Ảnh: Pavlopetri Underwater Archaeology Project

Tàn tích dưới nước của thành phố cổ Pavlopetri kết hợp với các cột và tường được tái tạo bằng kỹ thuật số. Ảnh: Pavlopetri Underwater Archaeology Project

Năm 2009, nhóm nghiên cứu từ Cơ quan Cổ vật Dưới nước thuộc Bộ Văn hóa Hy Lạp, Trung tâm Nghiên cứu Biển Hy Lạp và Đại học Nottingham, triển khai một dự án kéo dài 5 năm nhằm khám phá kỹ Pavlopetri. Họ muốn hiểu rõ hơn về lịch sử thành phố thông qua một cuộc khảo sát khảo cổ kỹ thuật số chi tiết và hàng loạt chuyến khai quật dưới nước.

Trong quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu phát hiện thêm 9.000 m2 các công trình mới, bao gồm một hội trường lớn hình chữ nhật và các cấu trúc nằm dọc theo một con phố trước đó chưa lộ diện. Họ cũng tìm thấy những ngôi mộ lát đá và bình pithos - loại bình gốm lớn dùng để bảo quản thi thể trước khi chôn cất hoặc hỏa táng.

Nhóm nhà khoa học còn phát hiện những đồ gốm giúp xác nhận người Mycenae sống tại Pavlopetri và bằng chứng cho thấy thành phố có người ở trong suốt thời Đồ Đồng, từ khoảng năm 3000 đến năm 1100 trước Công nguyên. Thời kỳ này, dân số Pavlopetri là khoảng 500 - 2.000 người.

Nguyên nhân Pavlopetri chìm xuống đáy biển hiện vẫn là một bí ẩn. Một số chuyên gia suy đoán, có thể một trận động đất xảy ra vào khoảng năm 1000 trước Công nguyên hoặc năm 375 đã nhấn chìm thành phố này.

Thu Thảo (Theo IFL Science)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20185:39 SA
Vào ngày này năm 1521, Đức Thánh Cha Leo X đã ra Sắc lệnh Giáo Hoàng Decet Romanum Pontificem, theo đó rút phép thông công của Martin Luther
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20183:30 SA
Nhằm kỷ niệm 50 năm cái gọi là “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”, đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã đồng loạt tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20183:00 CH
Trên tờ Tuổi trẻ online số ra ngày cuối năm 2017, công bố một di ảnh mà một số học giả cho rằng đó là chân dung thật của vua Quang Trung.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20188:00 SA
Đối với một người không phải là Ki-tô hữu, thậm chí với một tín hữu Ki-tô giáo mong muốn tối giản giáo lý và việc thờ phụng, thì giáo hội Công giáo và Chính thống giáo
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20186:14 SA
Vào ngày này năm 1905, trong Chiến tranh Nga – Nhật, Cảng Arthur (Lữ Thuận), căn cứ hải quân Nga ở Trung Quốc, đã rơi vào tay lực lượng hải quân Nhậ
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20185:35 SA
Trong thời kỳ Nội chiến Mỹ, Abraham Lincoln đã ban hành Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ, kêu gọi quân đội Liên bang miền Bắc giải phóng tất cả nô lệ ở các bang
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20175:00 CH
Peter Lang-Stanton bắt đầu thực hiện một bộ phim tài liệu qua radio nói lên sự thật về vai trò của cha anh trong một nhiệm vụ bí mật được coi như lớn nhất lịch sử nước Mỹ,
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 201711:59 SA
Khó mà tin được rằng Lê Trừng, tức Hồ Nguyên Trừng, người Việt Nam thành công nhất dưới thời nhà Minh, lại phải ôm một niềm đau. Thành công của Hồ Nguyên Trừng
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20175:22 SA
Vào ngày này năm 1999, theo các điều khoản trong Hiệp ước Torrijos-Carter, Mỹ đã chính thức trao quyền kiểm soát Kênh đào Panama lại cho Panama