Sự thật về giai thoại quả táo rơi trúng đầu Newton mà cả thế giới vẫn tin suốt 400 năm qua

Chủ Nhật, 29 Tháng Giêng 20231:00 CH(Xem: 1517)
Sự thật về giai thoại quả táo rơi trúng đầu Newton mà cả thế giới vẫn tin suốt 400 năm qua

Đây là một truyền thuyết rất phổ biến về Isaac Newton, truyền thuyết nói rằng ông nhận ra định luật hấp dẫn sau khi nhìn thấy một quả táo rơi xuống đầu. Tuy nhiên, sự thật thì không hẳn là vậy.

Isaac Newton là một trong những nhà bác học vĩ đại nhất của lịch sử nhân loại. Lâu nay, chúng ta vẫn luôn nghe truyền thuyết kể rằng khi Newton đang ngồi dưới gốc cây táo thì bị một quả rơi trúng đầu. Đó chính là "khoảnh khắc vàng" đã khiến ông đột nhiên nghĩ ra định luật hấp dẫn - một trong những nghiên cứu quan trọng nhất của mình. Câu chuyện thú vị đã được lan truyền và khiến người ta luôn liên tưởng thiên tài với quả táo, trở thành nguồn cảm hứng cho trí sáng tạo và học hỏi mọi lúc mọi nơi.

Trên thực tế, mọi chuyện có thực sự đã diễn ra như vậy? Suốt 400 năm qua, có không ít người đã lật ngược vấn đề và hoài nghi bằng cách nào mà một sự kiện vô tình lại được ghi nhớ chi tiết đến vậy? Liệu đây có phải chỉ là câu chuyện tưởng tượng để khiến định luật hấp dẫn trở nên dễ nhớ, dễ tiếp cận hơn?

Isaac Newton sinh năm 1642 gần Grantham, Anh là con trai của một nông dân. Ông được nhận vào Đại học Cambridge danh giá nhất Anh quốc năm 1661. 4 năm sau, do dịch hạch bùng phát, trường học tạm thời đóng cửa, buộc Newton phải chuyển về ngôi nhà thời thơ ấu của mình là Trang viên Woolsthorpe. Chính trong khoảng thời gian này, ông đã ở trong vườn cây ăn quả và chứng kiến một quả táo rơi từ trên cây xuống. Không có bằng chứng nào cho thấy quả táo đã thực sự rơi trúng đầu Newton.

Isaac Newton
Isaac Newton.

Thế nhưng quan sát của Newton đã khiến ông suy nghĩ về lý do tại sao những quả táo luôn rơi thẳng xuống đất (chứ không phải rơi ngang hoặc hướng lên trên). Trải nghiệm đó thực sự đã giúp truyền cảm hứng cho ông để cuối cùng phát triển định luật vạn vật hấp dẫn của mình. Năm 1687, Newton lần đầu tiên công bố nguyên lý này, trong đó phát biểu rằng mọi vật thể trong vũ trụ đều bị hút vào mọi vật thể khác với một lực tỷ lệ thuận với tích khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Định luật được công bố trong báo cáo nghiên cứu mang tính bước ngoặt là "Principia". Trong "Principia" cũng mô tả ba định luật chuyển động của ông.

Năm 1726, Newton chia sẻ giai thoại về quả táo với William Stukeley, người đã đưa nó vào cuốn tiểu sử "Hồi ký về cuộc đời của Ngài Isaac Newton" xuất bản năm 1752. Theo Stukeley, giai thoại về quả táo rơi trúng đầu Newton được kể lại một cách khá đơn giản: "Sau bữa tối, thời tiết ấm áp, chúng tôi đi vào vườn uống trà dưới bóng mát của vài cây táo. Ông ấy kể với tôi rằng trước đây mình cũng ở trong khung cảnh tương tự khi ý niệm về lực hấp dẫn xuất hiện trong đầu. Đó là khi nhà bác học đang ngồi trong tâm trạng trầm ngâm thì ngẫu nhiên một quả táo rơi xuống".

Định luật hấp dẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử vật lý của nhân loại.
Định luật hấp dẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử vật lý của nhân loại.

Vì vậy, hóa ra câu chuyện quả táo là có thật, dù không đúng hoàn toàn 100% nhưng không hề là tưởng tượng. Quả táo có thể không đập vào đầu Newton, nhưng để dễ hình dung hơn, nhiều người đã lựa chọn hiểu câu chuyện theo cách đó.

Trên thực tế, Newton không hề "khám phá" ra lực hấp dẫn. Theo Science, các nhà nghiên cứu khác đã thực hiện các thí nghiệm về nó và cố gắng tìm ra định nghĩa giải thích cho việc vạn vật đều rơi xuống hướng lòng đất chứ không bay lơ lửng. Newton chỉ đơn giản là người đầu tiên viết ra định luật vạn vật hấp dẫn toàn diện.

Nhà toán học và vật lý đại tài qua đời năm 1727 và được chôn cất tại Tu viện Westminster, London. Cây táo nổi tiếng của ông vẫn tiếp tục sinh trưởng tại Trang viên Woolsthorpe nơi quê nhà. Các thế hệ của gia đình đã chăm sóc cây táo duy nhất trong vườn. Vào năm 1816, "cây táo của Newton" vẫn bị đổ trong một cơn bão. Một số nhánh đã bị loại bỏ nhưng một phần lớn của cây vẫn còn và mọc lại. Điều đáng ngạc nhiên là ngày nay cái cây này vẫn đang phát triển tại Woolsthorpe Manor và hiện đã hơn 350 năm tuổi.

"Cây táo của Newton" vẫn trường tồn sau gần 4 thế kỷ.
"Cây táo của Newton" vẫn trường tồn sau gần 4 thế kỷ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 201811:59 SA
quân đội Pháp vào được thành Huế và khám phá kho báu bí mật của nhà Nguyễn gồm 6.000 nén vàng và 2.000 đồng tiền vàng,
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 201811:00 SA
Lịch sử ghi nhận không ít ông hoàng bà chúa qua đời một cách kỳ lạ. Vua Charles II của Vương quốc Navarre là một trong số đó.
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20185:00 SA
Có lẽ không có ai bước ra khỏi cuộc Chiến tranh Việt Nam với một tiếng xấu như Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20182:00 SA
Người châu Âu có lẽ sẽ không bao giờ quên trận đại dịch hạch, hay còn gọi là « dịch hạch đen », theo cách gọi của các sử gia, cướp đi sinh mạng
Thứ Tư, 24 Tháng Giêng 20185:00 SA
Phân biệt chủng tộc. Phân biệt giới tính. Bọn Cộng Hòa đó! Đó là những từ ngữ gần như gắn liền với nhau
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20189:00 CH
“Ai đổ rác bị đi thưa lính”, ảo thuật đường phố, thầy đồ đoán mệnh… là những ảnh độc về Sài gòn năm 1956, được đăng tải trên trang Flickr của một nhà sưu tập Việt Nam.
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20186:00 CH
Toạ lạc trên một khu đất rộng hơn 20 ha, khu thánh đường Phát Diệm (Kim Sơn - Ninh Bình) với công trình nhà thờ đá là sự kết hợp hài hoà, đặc sắc giữa nghệ thuật kiến trúc phương Đông và phương Tây.
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 201811:00 SA
Binh đoàn La Mã 40.000 người thảm bại trong trận đánh mở mang bờ cõi sang phía đông, được cho là từng lưu lạc xa tận 8.000km,
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20189:00 SA
Chiến thuật của Anh trong trận Cambrai năm 1917 là nền tảng để quân đội Đức phát triển học thuyết Blitzkrieg trong Thế chiến II.
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20185:00 SA
Nằm ở Giza bên ngoài Cairo, những công trình nhân tạo lâu đời nhất trên Trái Đất này bắt đầu có những dấu hiệu hư hại nghiêm trọng vào đầu những năm 1980