Quang học hiện đại ra đời từ nhà khoa học giả điên

Thứ Sáu, 20 Tháng Giêng 20231:00 SA(Xem: 2215)
Quang học hiện đại ra đời từ nhà khoa học giả điên

Nhà khoa học Alhazen người Ả Rập đã giả điên để tránh cơn thịnh nộ của al-Hakim và mở ra môn quang học hiện đại.

Nhiếp ảnh, điện thoại và truyền hình chỉ là một vài trong số những phát minh phụ thuộc vào quang học - khoa học về ánh sáng.

 Phát minh kính lúp là một ứng dụng từ môn quang học. Phát minh kính lúp là một ứng dụng từ môn quang học. (Ảnh: shutterstock).

Pythagoras, sống khoảng năm 580-500 TCN, là một trong những người đầu tiên nghĩ về cách hoạt động của mắt. Khoảng 200 năm sau, Epicurus nhận ra rằng thị giác là do ánh sáng đi vào mắt.

Trong hàng trăm năm, chủ đề này vẫn luôn là một sự mơ hồ. Sau đó, khoảng 1.000 năm trước, một nhà khoa học Ả Rập “bị điên” tên là Alhazen đã giúp mọi người nhìn mọi thứ rõ ràng hơn.

Chuyện kể rằng Alhazen đã đến Cairo, thành phố phát triển nhanh nhất của Ai Cập, để tư vấn cho người cai trị khét tiếng tàn ác al-Hakim về cách kiểm soát dòng chảy của sông Nile vĩ đại. Nhưng ý tưởng của Alhazen không thành công và sông Nile vẫn tiếp tục chảy như xưa.

Ông nghĩ rằng cách duy nhất để thoát khỏi cơn thịnh nộ của vị thủ lĩnh đáng sợ - người từng giết tất cả những con chó ở Cairo chỉ để chúng đừng sủa nữa - là giả vờ điên. May mắn thay, ý tưởng ấy của ông đã thành công và al-Hakim đã để ông tiếp tục việc nghiên cứu toán và vật lý.

Alhazen đã viết lại những điều này trong một cuốn sách tuyệt vời có tên là Quang học (Optics), được dịch sang tiếng Latin và đến châu Âu vào năm 1270.

Có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng chính xác đây cũng là thời điểm kính lúp và kính đeo, tiền thân của kính hiển vi và kính viễn vọng, bắt đầu xuất hiện ở châu Âu. Tên al-Hakim đáng sợ cuối cùng đã biến mất trong hoàn cảnh bí ẩn vào một đêm năm 1021. Alhazen lập tức tỉnh táo trở lại, sống tiếp thêm 20 năm nữa.

Dù là người xuất sắc nhưng ông không bao giờ tưởng tượng được công trình của mình sẽ đi xa đến đâu. Ngay cả Internet cũng sử dụng những ý tưởng mà Alhazen đã viết cách đây gần 1.000 năm.

Thấu kính cải thiện thị lực lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ 13, có lẽ đó là kết quả của công trình mà Alhazen thực hiện. Thế kỷ 17, việc chế tạo kính đã dẫn đến sự phát triển của các dụng cụ quang học mạnh mẽ hơn nhiều. Nhưng những chiếc kính đơn giản và kính lúp như thế này vẫn rất cần thiết đến tận ngày nay.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20189:00 CH
Nhà kinh tế chính trị học Benjamin Friedman đã từng so sánh xã hội phương Tây hiện đại như một chiếc xe đạp vững chãi mà bánh xe quay được là nhờ
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20188:00 CH
Nước Nga lại một lần nữa là trung tâm của các cuộc tranh cãi chính sách ở nhiều nước phương Tây. Đây cũng là lần thứ ba liên tiếp một tân tổng thống Hoa Kỳ bắt đầu nhiệm kỳ
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20183:30 CH
Th/úy Nguyễn đông Mai là một sĩ quan hiện dịch, xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, trước khi xảy ra trận chiến anh đã có nghị định và sắp đến ngày đeo lon Trung Úy;
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20187:15 SA
Ngày 19/1/1974 đánh dấu sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20187:14 SA
Sau khi mạo nhận ngày 11/1/1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa,
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20185:00 SA
20h ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20184:15 SA
Ngày 19-1 44 năm trước đã diễn ra tấn kịch bi hùng trên biển của những người anh em máu mủ phía Nam ngoan cường chống lại quân Tàu Cộng
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:02 SA
Lời giới thiệu: Nhân dịp Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, vừa tổ chức Lễ Giỗ lần thứ 7 cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu v
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:00 SA
Công chúa Huyền Trân là con gái yêu của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Huyền Trân chào đời trong khung cảnh đất nước mới tn
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20182:30 SA
Vào cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp khám phá ra cao nguyên Lang Bian, một trong những điểm gây ấn tượng nhất chính là địa hình của vùng đất ngày nay mang tên Đà Lạt. Bác sĩ Etienne Tardif