Quang học hiện đại ra đời từ nhà khoa học giả điên

Thứ Sáu, 20 Tháng Giêng 20231:00 SA(Xem: 2158)
Quang học hiện đại ra đời từ nhà khoa học giả điên

Nhà khoa học Alhazen người Ả Rập đã giả điên để tránh cơn thịnh nộ của al-Hakim và mở ra môn quang học hiện đại.

Nhiếp ảnh, điện thoại và truyền hình chỉ là một vài trong số những phát minh phụ thuộc vào quang học - khoa học về ánh sáng.

 Phát minh kính lúp là một ứng dụng từ môn quang học. Phát minh kính lúp là một ứng dụng từ môn quang học. (Ảnh: shutterstock).

Pythagoras, sống khoảng năm 580-500 TCN, là một trong những người đầu tiên nghĩ về cách hoạt động của mắt. Khoảng 200 năm sau, Epicurus nhận ra rằng thị giác là do ánh sáng đi vào mắt.

Trong hàng trăm năm, chủ đề này vẫn luôn là một sự mơ hồ. Sau đó, khoảng 1.000 năm trước, một nhà khoa học Ả Rập “bị điên” tên là Alhazen đã giúp mọi người nhìn mọi thứ rõ ràng hơn.

Chuyện kể rằng Alhazen đã đến Cairo, thành phố phát triển nhanh nhất của Ai Cập, để tư vấn cho người cai trị khét tiếng tàn ác al-Hakim về cách kiểm soát dòng chảy của sông Nile vĩ đại. Nhưng ý tưởng của Alhazen không thành công và sông Nile vẫn tiếp tục chảy như xưa.

Ông nghĩ rằng cách duy nhất để thoát khỏi cơn thịnh nộ của vị thủ lĩnh đáng sợ - người từng giết tất cả những con chó ở Cairo chỉ để chúng đừng sủa nữa - là giả vờ điên. May mắn thay, ý tưởng ấy của ông đã thành công và al-Hakim đã để ông tiếp tục việc nghiên cứu toán và vật lý.

Alhazen đã viết lại những điều này trong một cuốn sách tuyệt vời có tên là Quang học (Optics), được dịch sang tiếng Latin và đến châu Âu vào năm 1270.

Có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng chính xác đây cũng là thời điểm kính lúp và kính đeo, tiền thân của kính hiển vi và kính viễn vọng, bắt đầu xuất hiện ở châu Âu. Tên al-Hakim đáng sợ cuối cùng đã biến mất trong hoàn cảnh bí ẩn vào một đêm năm 1021. Alhazen lập tức tỉnh táo trở lại, sống tiếp thêm 20 năm nữa.

Dù là người xuất sắc nhưng ông không bao giờ tưởng tượng được công trình của mình sẽ đi xa đến đâu. Ngay cả Internet cũng sử dụng những ý tưởng mà Alhazen đã viết cách đây gần 1.000 năm.

Thấu kính cải thiện thị lực lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ 13, có lẽ đó là kết quả của công trình mà Alhazen thực hiện. Thế kỷ 17, việc chế tạo kính đã dẫn đến sự phát triển của các dụng cụ quang học mạnh mẽ hơn nhiều. Nhưng những chiếc kính đơn giản và kính lúp như thế này vẫn rất cần thiết đến tận ngày nay.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20188:00 SA
Chỉ có một mình, bà Nam Phương đã phải tính toán kỹ lưỡng vì mục tiêu duy nhất là sự an nguy của các con và cuối cùng bà đã chọn sang Pháp sống.
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20186:00 SA
Trong nền nghệ thuật văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ở nước ta, cách ngày nay trên dưới 2000 năm, đã xuất trình hàng loạt bộ sưu tập, phản ánh muôn mặt của đời sống kinh tế, văn hóa
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20185:00 SA
Năm 2016, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt bạn đọc quyển sách nhan đề Giở lại một nghi án lịch sử “Giả Vương nhập cận”
Chủ Nhật, 28 Tháng Giêng 20181:30 SA
Cứ mỗi độ đến Tết, dịp Xuân về lòng tôi lại có những bùi ngùi khó tả khi nghĩ về hai sự kiện thảm sát xảy ra trên dải đất miền Trung.
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 201810:00 SA
Việt sử lược chép: “Kỉ Tị [1209] Sảm lại về Hải Ấp, ở nhà công quán thôn Lưu Gia, lấy con gái thứ hai của Nguyên tổ làm nguyên phi
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20184:00 SA
Các phỏng đoán hiện nay nhìn chung đều cho rằng vị thế của Mỹ sẽ ngày càng suy giảm còn Trung Quốc tiếp tục nổi lên trở thành siêu cường số
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20183:30 SA
«Làm đầy tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại», trước đến nay, ai mà chẳng nghĩ vậy. Có biết đâu khi lâm sự thì đến «đầy tớ» cắp tráp theo hầu vẫn gặp nhiều tình huống gay cấn
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20183:00 SA
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, năm 1400 đậu Thái học sinh. Tương truyền, ông giữ chức Ngự sử đài chính chưởng dưới đời Hồ (1400 – 1407). Tuy nhiên, k
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20188:00 CH
Một trong những vấn đề còn gây tranh cãi về lịch sử Liên Xô xoay quanh tài liệu thường được gọi là "Di chúc" của Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924).
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 201811:59 SA
quân đội Pháp vào được thành Huế và khám phá kho báu bí mật của nhà Nguyễn gồm 6.000 nén vàng và 2.000 đồng tiền vàng,