Hài cốt người đàn ông Trung Cổ bị chém nhiều nhát

Thứ Ba, 17 Tháng Giêng 20231:00 CH(Xem: 1190)
Hài cốt người đàn ông Trung Cổ bị chém nhiều nhát

ItalyHơn 700 năm trước, một người đàn ông trẻ mất mạng do 4 nhát kiếm chém vào đầu, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Archaeological Science: Reports vào tháng 12/2022.

Gương mặt phục dựng của người đàn ông bị giết vào khoảng thế kỷ 11 - 13. Ảnh: Stefano Ricci

Gương mặt phục dựng của người đàn ông bị giết vào khoảng thế kỷ 11 - 13. Ảnh: Stefano Ricci

Độ nghiêm trọng của vết thương hé lộ vụ giết người có thể là một trường hợp giết chóc quá tay, theo trưởng nhóm nghiên cứu Chiara Tesi, nhà nhân chủng học ở Đại học Insubria, Italy. Tesi và cộng sự phân tích hài cốt của nạn nhân bằng kỹ thuật pháp y hiện đại, bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT), quét tia X 3 chiều, sử dụng kính hiển vi kỹ thuật số để xem xét vết thương ở hộp sọ.

Theo nhóm nghiên cứu, người chết có thể bị tấn công bất ngờ và không kịp bảo vệ phần đầu. Sau khi tấn công nạn nhân từ phía trước, kẻ giết người dường như đuổi theo người đàn ông khi anh ta quay đi để tìm cách chạy trốn. Những vết thương sâu nhất được tạo ra từ phía sau.

Các nhà khảo cổ phát hiện bộ xương của nạn nhân vào năm 2006 ở nhà thờ San Biagio tại Cittiglio, một thị trấn nhỏ ở phía bắc tỉnh Varese của Italy. Bộ xương nằm trong một ngôi mộ ở sân trước gần lối vào nhà thờ trong thế kỷ 11. Kết quả xác định niên đại bằng đồng vị carbon cho thấy nạn nhân được chôn ở đó trước năm 1260.

Nghiên cứu mới hé lộ nạn nhân trong độ tuổi từ 19 đến 24 khi bị sát hại. Nhiều khả năng người đàn ông trẻ tìm cách chặn hoặc tránh đòn tấn công đầu tiên của kẻ thủ ác, tuy nhiên cú đánh vẫn gây ra tổn thương nông ở đỉnh hộp sọ.

Khi xoay người chạy trốn, anh ta bị chém liên tiếp hai nhát nữa, một nhát kiếm ở vùng tai và nhát còn lại ở phía sau cổ. Cuối cùng, sau khi kiệt sức và ngã sấp xuống, nạn nhân bị chém nhát cuối cùng vào sau đầu, gây tử vong tức thì. Từ đòn tấn công, Tesi và cộng sự suy đoán kẻ sát nhân quyết tâm giết chết người đàn ông.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả vết thương đều do cùng một loại vũ khí gây ra, có thể là thanh kiếm bằng thép. Trong khi đó, vị trí vết thương chứng tỏ chúng do một kẻ tấn công tạo ra. Các nhà nghiên cứu kiểm tra ghi chép lịch sử để xác định danh tính nạn nhân nhưng không thành công. Dù vậy, vị trí ngôi mộ cho thấy đó có thể là một thành viên của gia đình De Citillio quyền lực từng góp phần xây dựng nhà thờ.

Vết thương đã lành ở trán nạn nhân chỉ ra người đàn ông từng tham gia chinh chiến. Đặc điểm ở xương bả vai phải có thể là dấu hiệu anh ta thường xuyên sử dụng cung tên và đi săn để giải trí.

An Khang (Theo Live Science)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 04 Tháng Hai 20184:00 SA
Vào năm 1989 tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Liên Xô (Goocbachop) và các nước XHCN Đông Âu đã và đang chuyển động theo hướng “mất đảng
Chủ Nhật, 04 Tháng Hai 20182:30 SA
Chưa nói đến chuyện thảm sát ở Huế, vì dù sao thì “bên thắng cuộc” vẫn chưa có xác nhận chính thức.
Chủ Nhật, 04 Tháng Hai 20181:30 SA
Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn (1528-1594) là đại thần nhà Mạc. Năm 1592, nhà Mạc thất thủ Thăng Long, rút lên Cao Bằng, thì tháng 7 năm 1594
Thứ Bảy, 03 Tháng Hai 20183:00 CH
Những ngôi nhà dưới đất luôn ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè và đầy đủ tiện nghi.
Thứ Sáu, 02 Tháng Hai 201810:00 CH
Khi viết những dòng này tôi[1] không thuộc bất kỳ đảng phái nào; nhưng cho tới trước ngày 12/7/1938 thì tôi vẫn là đảng viên Đảng Cộng sản Bolshevik Liên Xô
Thứ Sáu, 02 Tháng Hai 20189:00 CH
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel hôm 6.12, nhiều lời chỉ trích và nhiều cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra.
Thứ Sáu, 02 Tháng Hai 20181:00 CH
Kho lưu trữ hồ sơ của Nga hé lộ rằng Stalin không phải là một kẻ điên rồ mà là một nhà lý luận tài tình và duy lý đến mức không gì lay chuyển được.
Thứ Sáu, 02 Tháng Hai 20184:00 SA
Những cuộc phỏng vấn này khởi sự từ 1985, sách xuất bản năm 1990. Bản dịch Việt Ngữ do Nhà Văn Nguyễn Bá Trạc thực hiện năm 1993, xuất bản năm 1995 tại California.
Thứ Sáu, 02 Tháng Hai 20183:30 SA
31.1.1968 – 31.1.2018: Kỷ niệm 50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân – Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử.