Nam Cực ghi nhận mùa đông lạnh nhất trong lịch sử

Thứ Tư, 11 Tháng Giêng 20233:00 SA(Xem: 1384)
Nam Cực ghi nhận mùa đông lạnh nhất trong lịch sử

Nhiệt độ mùa đông lạnh giá ở Nam Cực trái ngược với xu hướng nắng nóng ở những nơi khác trên thế giới với mùa hè nóng thứ 4 trong lịch sử.

Từ tháng 4 đến tháng 9/2021, một trạm nghiên cứu ở vùng cao nguyên tại Nam Cực, đo được nhiệt độ trung bình -61 độ C. Đó là nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận từ năm 1957, thấp hơn 2,5 độ C so với mức trung bình trong 30 năm gần đây. Kỷ lục trước đó đối với mùa đông lạnh nhất là -60,6 độ C năm 1976, theo phóng viên Stefano Di Battista. Washington Post đã xác nhận kỷ lục này với Richard Cullather, nhà khoa học nghiên cứu ở Văn phòng đồng bộ và thiết lập mô hình toàn cầu của NASA.

 Băng trên biển ở Nam Cực. Băng trên biển ở Nam Cực. (Ảnh: Hannah Zanowski/Đại học Washington)

Mùa đông lạnh giá nhiều khả năng là kết quả từ xoáy cực mạnh ở tầng bình lưu, lớp thứ hai của khí quyển Trái Đất tính từ mặt đất. "Về cơ bản, gió ở tầng bình lưu vùng cực trở nên mạnh hơn thông thường, đi liền với dòng tia dịch chuyển dần về phía cực", Amy Butler, nhà khoa học khí quyển ở Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), cho biết. "Điều này khiến không khí lạnh bị giữ lại phía trên Nam Cực".

Ngoài ra, xoáy cực mạnh cũng dẫn tới ozone suy giảm nhiều hơn ở tầng bình lưu, khiến xoáy cực càng tăng cường. Khí ozone cấu tạo từ 3 phân tử oxy ở độ cao lớn trong khí quyển. Ozone bảo vệ bề mặt Trái Đất khỏi tia cực tím có hại. Sự suy giảm của ozone có thể khiến lỗ hổng ozone mở rộng phía trên Nam Cực.

Nhờ nhiệt độ lạnh giá, mực băng trên biển quanh Nam Cực ở mức cao thứ 5 trong lịch sử hồi tháng 8. Nhưng băng tan chảy nhanh chóng trong vài tuần tiếp theo. Đến cuối tháng 9, băng trên biển mỏng tới mức thấp nhất. Các nhà khoa học cho biết khí hậu ở Nam Cực có xu hướng thay đổi nhanh chóng và mùa đông lạnh giá không giúp giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu.

Nhiệt độ mùa đông ở Nam Cực trái ngược với xu hướng ở những nơi khác trên thế giới. Tháng 7/2021 là tháng nóng nhất được ghi nhận trong lịch sử. "Mùa đông lạnh là điều thú vị nhưng không thay đổi xu hướng ấm lên trong dài hạn", Eric Steig, nhà khoa học khí quyển ở Đại học Washington, nhấn mạnh. Về lâu dài, giống như phần còn lại của thế giới, Nam Cực đang ấm lên với băng trên biển suy giảm nhanh chóng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20183:30 SA
Nhằm kỷ niệm 50 năm cái gọi là “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”, đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã đồng loạt tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20183:00 CH
Trên tờ Tuổi trẻ online số ra ngày cuối năm 2017, công bố một di ảnh mà một số học giả cho rằng đó là chân dung thật của vua Quang Trung.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20188:00 SA
Đối với một người không phải là Ki-tô hữu, thậm chí với một tín hữu Ki-tô giáo mong muốn tối giản giáo lý và việc thờ phụng, thì giáo hội Công giáo và Chính thống giáo
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20186:14 SA
Vào ngày này năm 1905, trong Chiến tranh Nga – Nhật, Cảng Arthur (Lữ Thuận), căn cứ hải quân Nga ở Trung Quốc, đã rơi vào tay lực lượng hải quân Nhậ
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20185:35 SA
Trong thời kỳ Nội chiến Mỹ, Abraham Lincoln đã ban hành Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ, kêu gọi quân đội Liên bang miền Bắc giải phóng tất cả nô lệ ở các bang
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20175:00 CH
Peter Lang-Stanton bắt đầu thực hiện một bộ phim tài liệu qua radio nói lên sự thật về vai trò của cha anh trong một nhiệm vụ bí mật được coi như lớn nhất lịch sử nước Mỹ,
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 201711:59 SA
Khó mà tin được rằng Lê Trừng, tức Hồ Nguyên Trừng, người Việt Nam thành công nhất dưới thời nhà Minh, lại phải ôm một niềm đau. Thành công của Hồ Nguyên Trừng
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20175:22 SA
Vào ngày này năm 1999, theo các điều khoản trong Hiệp ước Torrijos-Carter, Mỹ đã chính thức trao quyền kiểm soát Kênh đào Panama lại cho Panama
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 201711:00 SA
Một tuần đã qua mà không thấy phía Nhật có phản ứng gì về Tuyên ngôn Potsdam, Tổng thống Truman vô cùng đau đầu. Ông muốn Nhật đầu hàng nhưng lại do dự