22 sự thật không ngờ về lăng Taj Mahal

Thứ Hai, 09 Tháng Giêng 20233:00 SA(Xem: 1533)
22 sự thật không ngờ về lăng Taj Mahal

Công trình biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu này nổi tiếng nhờ vẻ đẹp lộng lẫy và câu chuyện lãng mạn, nhưng còn nhiều điều khác, không phải ai cũng biết.

1. Vua Shah Jahan xây dựng Taj Mahal để tưởng nhớ người vợ thứ ba, hoàng hậu Mumtaz Mahal. Bà đã qua đời khi sinh đứa con thứ 14 của họ ở tuổi 40, sau 30 giờ lâm bồn.

2. Bốn tòa tháp quanh Taj Mahal được đặt ở xa tòa nhà chính hơn so với thông thường, để nếu chúng có đổ xuống cũng không làm tổn hại đến lăng chính.

Vua Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal
Vua Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal.

3. Thời Anh đô hộ Ấn Độ, khu vườn quanh lăng được cải tạo lại theo kiểu vườn ở London. Trước đó, vườn cây của Taj Mahal được trồng nhiều hoa hồng và hoa thủy tiên.

4. Taj Mahal có một thánh đường và vẫn hoạt động. Vào thứ sáu hàng tuần, lăng mộ đóng cửa để các tín đồ có thể vào trong cầu nguyện.

Thánh đường bên trong lăng mộ
Thánh đường bên trong lăng mộ. (Ảnh: Bjørn Christian Tørrissen).

5. Theo truyền thuyết, các nghệ sĩ và kiến trúc sư liên quan tới việc xây dựng lăng Taj Mahal đã bị giết để họ không bao giờ có thể “xây một công trình đẹp như thế nữa”. Nhưng các nhà sử học cho rằng họ chỉ được yêu cầu ký giao kèo thôi.

6. Taj Mahal là hình dung của vua Shah Jahan về nơi ở của hoàng hậu Mumtaz trên thiên đường. Khoảng 20.000 người đã làm việc suốt ngày đêm trong 22 năm (1632-1653) để hoàn tất lăng mộ khổng lồ này. Chi phí xây dựng Taj Mahal lên tới 320 triệu rupee (tương đương 1 tỷ USD thời đó).

7. Ustad Ahmad Lahauri, người được coi là kiến trúc sư trưởng của Taj Mahal, không phải là người Ấn Độ mà là người Ba Tư tới từ Iran.

Họa tiết trang trí bên trong lăng mộ
Họa tiết trang trí trên tường lăng mộ.

8. Vua Shah Jahan tới lăng mộ bằng cách đi thuyền trên sông Yamuna phía sau Taj Mahal.

9. Những người vợ khác của Shah Jahan và những người hầu ngài yêu quý nhất được chôn trong các lăng ngay ngoài Taj Mahal.

10. Hơn 1.000 con voi được sử dụng để vận chuyển các vật liệu nặng trong quá trình xây lăng.

Lăng mộ được trang trí với những họa tiết tinh xảo và trang nhã
Lăng mộ được trang trí với những họa tiết tinh xảo và trang nhã.

11. Có 28 loại đá quý và bán quý được khảm lên đá cẩm thạch tại lăng Taj Mahal. Ngọc lam được đưa đến từ Tây Tạng, ngọc bích từ Trung Quốc, các tảng đá cẩm thạch trắng - vật liệu xây dựng chính - được đưa tới từ Rajasthan.13. Sau khi lăng Taj Mahal hoàn tất, Shah Jahan bị chính con trai ông - Aurangzeb - giam lỏng vào năm 1658. Nhà vua chỉ có thể ngắm nhìn Taj Mahal từ cửa sổ trong 8 năm cuối đời.

12. Phần đá hoa cương trắng của lăng mộ đang chuyển thành màu vàng do độ ô nhiễm không khí cao ở Agra. Chỉ các phương tiện chạy bằng điện mới được phép tới gần lăng và chính phủ đã công bố một vùng bảo vệ môi trường có diện tích hơn 10.000km2 xung quanh Taj Mahal nhằm kiểm soát độ ô nhiễm tại đây.

Công trình này được coi là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu
Công trình này được coi là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu.

13. Taj Mahal đang nứt vỡ với tốc độ đáng báo động do thiếu hụt nước ngầm phía dưới công trình. Phần móng gỗ, trước kia ngập nước, đang dần mục ruỗng. Ngay cả các tòa tháp cũng bắt đầu nghiêng.

14. Vào từng thời điểm trong ngày, Taj Mahal có màu sắc khác nhau. Nhiều người cho rằng sự thay đổi đó giống như tính tình của phụ nữ.

15. Vào thế kỷ 19, lính Anh đã đẽo mất những viên đá quý trên tường lăng. Đến cuối thế kỷ 19, tổng trấn Anh, ngài Curzon, đã yêu cầu tái thiết lại lăng mộ và tặng một chiếc đèn lớn treo trong Taj Mahal.

Các dòng chữ khắc trên lăng
Các dòng chữ khắc trên lăng.

16. Nhà thơ đoạt giải Nobel của Ấn Độ, Rabindranath Tagore, đã ví Taj Mahal như là “giọt nước mắt đọng trên má thời gian”.

17. Các dòng chữ trên lăng mộ mô tả và ca ngợi hoàng hậu Mumtaz.

18. Sau khi qua đời, Shah Jahan được đưa vào Taj Mahal và an nghỉ cạnh người vợ yêu dấu.

19. Truyền thống Hồi giáo cấm trang trí các ngôi mộ. Bởi vậy đức vua Shah Jahan và vợ thực chất được chôn cất trong một hầm mộ đơn sơ phía bên dưới Taj Mahal.

20. Taj Mahal được công nhận là một trong bảy kỳ quan thế giới mới vào năm 2007 với hơn 100 triệu phiếu bầu.

21. Năm 2008, một nhà làm phim người Bangladesh đã tạo nên một bản sao của Taj Mahal với chi phí 56 triệu đô la Mỹ để những người đồng hương nghèo khó của ông ở Bangladesh có thể thưởng ngoạn di tích nổi tiếng này mà không cần phải đến Ấn Độ. Việc "nhân bản" này cũng đã mất tới 5 năm để hoàn thành trong bối cảnh có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại.

22. Một khu phức hợp mua sắm, sự kiện và khách sạn sang trọng lấy cảm hứng từ Taj Mahal đã được xây dựng ở Dubai. Nơi đây được đặt tên là Taj Arabia, mang ý nghĩa như một bản sao của Taj Mahal nhưng có kích thước lớn gấp 4 lần so với bản gốc và trị giá ước tính tới 1 tỷ đô la Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20183:30 SA
Nhằm kỷ niệm 50 năm cái gọi là “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”, đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã đồng loạt tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20183:00 CH
Trên tờ Tuổi trẻ online số ra ngày cuối năm 2017, công bố một di ảnh mà một số học giả cho rằng đó là chân dung thật của vua Quang Trung.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20188:00 SA
Đối với một người không phải là Ki-tô hữu, thậm chí với một tín hữu Ki-tô giáo mong muốn tối giản giáo lý và việc thờ phụng, thì giáo hội Công giáo và Chính thống giáo
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20186:14 SA
Vào ngày này năm 1905, trong Chiến tranh Nga – Nhật, Cảng Arthur (Lữ Thuận), căn cứ hải quân Nga ở Trung Quốc, đã rơi vào tay lực lượng hải quân Nhậ
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20185:35 SA
Trong thời kỳ Nội chiến Mỹ, Abraham Lincoln đã ban hành Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ, kêu gọi quân đội Liên bang miền Bắc giải phóng tất cả nô lệ ở các bang
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20175:00 CH
Peter Lang-Stanton bắt đầu thực hiện một bộ phim tài liệu qua radio nói lên sự thật về vai trò của cha anh trong một nhiệm vụ bí mật được coi như lớn nhất lịch sử nước Mỹ,
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 201711:59 SA
Khó mà tin được rằng Lê Trừng, tức Hồ Nguyên Trừng, người Việt Nam thành công nhất dưới thời nhà Minh, lại phải ôm một niềm đau. Thành công của Hồ Nguyên Trừng
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20175:22 SA
Vào ngày này năm 1999, theo các điều khoản trong Hiệp ước Torrijos-Carter, Mỹ đã chính thức trao quyền kiểm soát Kênh đào Panama lại cho Panama
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 201711:00 SA
Một tuần đã qua mà không thấy phía Nhật có phản ứng gì về Tuyên ngôn Potsdam, Tổng thống Truman vô cùng đau đầu. Ông muốn Nhật đầu hàng nhưng lại do dự