Chiến dịch giải cứu 2.000 người Liên Xô trên đảo Bắc Cực

Thứ Bảy, 23 Tháng Mười 20215:00 CH(Xem: 2620)
Chiến dịch giải cứu 2.000 người Liên Xô trên đảo Bắc Cực

Nhờ quân Đồng minh, 2.000 người Liên Xô trên đảo Spitsbergen tránh khỏi thảm họa thiếu lương thực trong mùa đông Bắc Cực hoặc bị phát xít Đức tấn công.

Ngày 23/8/1941, lực lượng đặc nhiệm Canada lần đầu tác chiến tại Bắc Cực khi tham gia chiến dịch đổ bộ lên Spitsbergen, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Svalbard của Na Uy. Nhiệm vụ của họ là sơ tán hàng nghìn người lớn và trẻ em Liên Xô trên đảo trong thời gian ngắn, vì phát xít Đức có thể tấn công khu vực này bất cứ lúc nào.

Quần đảo Svalbard, chỉ cách Bắc Cực 600 km, là mỏ khai thác than chất lượng cao quy mô lớn trong giai đoạn đầu Thế chiến II. Khoảng 2.000 thợ mỏ Liên Xô cùng các đồng nghiệp Na Uy sinh sống tại các khu định cư trên đảo.

Dân Na Uy được sơ tán khỏi đảo Spitsbergen trong chiến dịch Gauntlet. Ảnh: RBTH.

Dân Na Uy được sơ tán khỏi đảo Spitsbergen trong chiến dịch Gauntlet. Ảnh: RBTH.

Việc quân Đức chiếm đóng Na Uy năm 1940 không ảnh hưởng nhiều đến Spitsbergen, nhưng chiến dịch xâm lược Liên Xô của Đức đã thay đổi hoàn toàn mọi thứ.

Các đồng minh phương Tây chuẩn bị gửi trang thiết bị quân sự và nhu yếu phẩm bằng đường biển để hỗ trợ Liên Xô đối phó quân Đức. Quần đảo Svabard nằm dọc tuyến đường vận chuyển này và trở thành vị trí có tính chiến lược.

Nếu Đức chiếm được đảo Spitsbergen và biến nó thành căn cứ hoạt động của lực lượng hải quân và không quân, toàn bộ chiến lược tiếp tế cho Liên Xô bằng đường biển của quân Đồng minh sẽ bị phá sản. Vì vậy, họ quyết định hành động dứt khoát để ngăn điều đó xảy ra.

Ban đầu, Liên Xô đề xuất kế hoạch cùng lực lượng Anh tấn công chiếm đảo Spitsbergen và sử dụng nó làm bàn đạp tiến vào Na Uy. Tuy nhiên, lực lượng trinh sát Anh cho rằng mục tiêu này không khả thi, khiến Liên Xô hủy kế hoạch và tập trung quân bảo vệ cảng Murmansk ở phía bắc, nơi đang chịu áp lực rất lớn từ phát xít Đức.

Nhận thấy Liên Xô gặp khó khăn trong tiếp tế cho hàng nghìn thợ mỏ tại Spitsbergen, phe Đồng minh đặt ưu tiên hàng đầu là giải cứu họ. Chiến dịch mang tên Gauntlet được triển khai gấp rút, bởi mùa đông Bắc Cực lạnh giá đang đến gần và khiến cư dân đảo Spitsbergen gặp nguy hiểm.

Thành phần nòng cốt của chiến dịch này là 500 binh sĩ thuộc lực lượng viễn chinh Canada do chuẩn tướng Arthur Edward Potts chỉ huy, bên cạnh lực lượng phối thuộc gồm 100 lính Anh và hàng chục quân nhân Na Uy.

Ngày 25/8/1941, tàu vận tải Empress of Canada cùng với một số tàu khu trục và tàu tuần dương Anh đã có mặt ngoài khơi Spitsbergen. Không có tình huống giao tranh nào do quân Đức chưa xuất hiện. Toàn bộ 2.000 công dân Liên Xô trên đảo đảo, gồm các thợ mỏ và gia đình họ, được đưa lên tàu Canada và cập cảng Arkhangelsk của Liên Xô an toàn ngày 29/8.

Một trạm thu phát sóng bị quân Anh phá hủy trên đảo. Ảnh: RBTH.

Một trạm thu phát sóng bị quân Anh phá hủy trên đảo. Ảnh: RBTH.

Trong khi đó, lính Canada và Anh bắt đầu phá hủy tất cả những thứ có giá trị nhưng không thể mang đi, chủ yếu là những cơ sở hạ tầng hỗ trợ như nhà máy điện, đường sắt và khu định cư. Tàu Canada cũng đưa 765 công dân Na Uy sơ tán. Đến ngày 4/9, toàn bộ quân Đồng minh rời khỏi đảo.

Quân Đức đổ bộ lên đảo Spitsbergen gần như ngay sau khi quân Đồng minh rời đi, do lính Canada và Anh đã phá hủy hoàn toàn trạm khí tượng bí mật của hải quân Đức trên đảo, vốn được dùng để dự báo thời tiết trong khu vực. Các báo cáo này rất quan trọng với Đức bởi nó giúp họ hoạt động ở Bắc Băng Dương, trong đó có những nhiệm vụ săn lùng tàu vận tải của quân Đồng minh.

Đức và quân Đồng minh sau đó tiến hành nhiều cuộc đổ bộ lên quần đảo Svalbard để xóa bỏ sự hiện diện của bên kia. Tuy nhiên, quân đội Na Uy không có đủ lực lượng để kiểm soát hoàn toàn quần đảo này. Đến tháng 9/1945, bốn tháng sau khi Đức Quốc xã đầu hàng, một trạm khí tượng bí mật của Đức vẫn hoạt động trên đảo hoang tại đây.

Quân đội Liên Xô trở lại đảo Spitsbergen sau chiến tranh và nhanh chóng thiết lập cơ sở hạ tầng và chúng vẫn hoạt động cho đến ngày nay.

Duy Sơn (Theo RBTH)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 201810:00 CH
Trong cuốn sách Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, có lẽ là cuốn tiểu thuyết tiếng Anh về Việt Nam được đọc nhiều nhất, nhà báo Anh Thomas Fowler
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 CH
Trận Tết Mậu Thân 1968 là một kỳ công về đại chiến lược của giới lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20185:00 SA
Tưởng Giới Thạch,[1] còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20184:00 SA
Đạo Tin Lành đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới hiện đại, tự do. Nó đã góp phần vào sự nổi lên của các khái niệm
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 SA
Trước khi cuộc nội chiến kéo dài gần bốn năm kết thúc với thất bại thuộc về phía Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch và thuộc hạ đã rút chạy ra đảo Đài Loan
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20189:00 CH
Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán đ
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20182:30 CH
Tết Mậu Tuất - 2018 năm nay là dịp kỷ niệm tròn 50 năm sự kiện Mậu Thân 1968, báo chí trong nước và ngoài nướ
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20182:00 SA
Tình hình chiến sự tại Ukraina bỗng gia tăng căng thẳng sau sự đổ vỡ của cuộc gặp thượng đỉnh 4 bên gồm Đức, Pháp, Nga và Ukraina nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukaina.
Chủ Nhật, 04 Tháng Hai 20189:00 SA
Nefertiti là vợ của Pharaoh Akhenaten, cha Tutankhaman, bà cùng ông cai trị Ai Cập. Theo truyền thuyết, Nefertiti là một trong những nữ hoàng