Chiến dịch giải cứu 2.000 người Liên Xô trên đảo Bắc Cực

Thứ Bảy, 23 Tháng Mười 20215:00 CH(Xem: 2622)
Chiến dịch giải cứu 2.000 người Liên Xô trên đảo Bắc Cực

Nhờ quân Đồng minh, 2.000 người Liên Xô trên đảo Spitsbergen tránh khỏi thảm họa thiếu lương thực trong mùa đông Bắc Cực hoặc bị phát xít Đức tấn công.

Ngày 23/8/1941, lực lượng đặc nhiệm Canada lần đầu tác chiến tại Bắc Cực khi tham gia chiến dịch đổ bộ lên Spitsbergen, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Svalbard của Na Uy. Nhiệm vụ của họ là sơ tán hàng nghìn người lớn và trẻ em Liên Xô trên đảo trong thời gian ngắn, vì phát xít Đức có thể tấn công khu vực này bất cứ lúc nào.

Quần đảo Svalbard, chỉ cách Bắc Cực 600 km, là mỏ khai thác than chất lượng cao quy mô lớn trong giai đoạn đầu Thế chiến II. Khoảng 2.000 thợ mỏ Liên Xô cùng các đồng nghiệp Na Uy sinh sống tại các khu định cư trên đảo.

Dân Na Uy được sơ tán khỏi đảo Spitsbergen trong chiến dịch Gauntlet. Ảnh: RBTH.

Dân Na Uy được sơ tán khỏi đảo Spitsbergen trong chiến dịch Gauntlet. Ảnh: RBTH.

Việc quân Đức chiếm đóng Na Uy năm 1940 không ảnh hưởng nhiều đến Spitsbergen, nhưng chiến dịch xâm lược Liên Xô của Đức đã thay đổi hoàn toàn mọi thứ.

Các đồng minh phương Tây chuẩn bị gửi trang thiết bị quân sự và nhu yếu phẩm bằng đường biển để hỗ trợ Liên Xô đối phó quân Đức. Quần đảo Svabard nằm dọc tuyến đường vận chuyển này và trở thành vị trí có tính chiến lược.

Nếu Đức chiếm được đảo Spitsbergen và biến nó thành căn cứ hoạt động của lực lượng hải quân và không quân, toàn bộ chiến lược tiếp tế cho Liên Xô bằng đường biển của quân Đồng minh sẽ bị phá sản. Vì vậy, họ quyết định hành động dứt khoát để ngăn điều đó xảy ra.

Ban đầu, Liên Xô đề xuất kế hoạch cùng lực lượng Anh tấn công chiếm đảo Spitsbergen và sử dụng nó làm bàn đạp tiến vào Na Uy. Tuy nhiên, lực lượng trinh sát Anh cho rằng mục tiêu này không khả thi, khiến Liên Xô hủy kế hoạch và tập trung quân bảo vệ cảng Murmansk ở phía bắc, nơi đang chịu áp lực rất lớn từ phát xít Đức.

Nhận thấy Liên Xô gặp khó khăn trong tiếp tế cho hàng nghìn thợ mỏ tại Spitsbergen, phe Đồng minh đặt ưu tiên hàng đầu là giải cứu họ. Chiến dịch mang tên Gauntlet được triển khai gấp rút, bởi mùa đông Bắc Cực lạnh giá đang đến gần và khiến cư dân đảo Spitsbergen gặp nguy hiểm.

Thành phần nòng cốt của chiến dịch này là 500 binh sĩ thuộc lực lượng viễn chinh Canada do chuẩn tướng Arthur Edward Potts chỉ huy, bên cạnh lực lượng phối thuộc gồm 100 lính Anh và hàng chục quân nhân Na Uy.

Ngày 25/8/1941, tàu vận tải Empress of Canada cùng với một số tàu khu trục và tàu tuần dương Anh đã có mặt ngoài khơi Spitsbergen. Không có tình huống giao tranh nào do quân Đức chưa xuất hiện. Toàn bộ 2.000 công dân Liên Xô trên đảo đảo, gồm các thợ mỏ và gia đình họ, được đưa lên tàu Canada và cập cảng Arkhangelsk của Liên Xô an toàn ngày 29/8.

Một trạm thu phát sóng bị quân Anh phá hủy trên đảo. Ảnh: RBTH.

Một trạm thu phát sóng bị quân Anh phá hủy trên đảo. Ảnh: RBTH.

Trong khi đó, lính Canada và Anh bắt đầu phá hủy tất cả những thứ có giá trị nhưng không thể mang đi, chủ yếu là những cơ sở hạ tầng hỗ trợ như nhà máy điện, đường sắt và khu định cư. Tàu Canada cũng đưa 765 công dân Na Uy sơ tán. Đến ngày 4/9, toàn bộ quân Đồng minh rời khỏi đảo.

Quân Đức đổ bộ lên đảo Spitsbergen gần như ngay sau khi quân Đồng minh rời đi, do lính Canada và Anh đã phá hủy hoàn toàn trạm khí tượng bí mật của hải quân Đức trên đảo, vốn được dùng để dự báo thời tiết trong khu vực. Các báo cáo này rất quan trọng với Đức bởi nó giúp họ hoạt động ở Bắc Băng Dương, trong đó có những nhiệm vụ săn lùng tàu vận tải của quân Đồng minh.

Đức và quân Đồng minh sau đó tiến hành nhiều cuộc đổ bộ lên quần đảo Svalbard để xóa bỏ sự hiện diện của bên kia. Tuy nhiên, quân đội Na Uy không có đủ lực lượng để kiểm soát hoàn toàn quần đảo này. Đến tháng 9/1945, bốn tháng sau khi Đức Quốc xã đầu hàng, một trạm khí tượng bí mật của Đức vẫn hoạt động trên đảo hoang tại đây.

Quân đội Liên Xô trở lại đảo Spitsbergen sau chiến tranh và nhanh chóng thiết lập cơ sở hạ tầng và chúng vẫn hoạt động cho đến ngày nay.

Duy Sơn (Theo RBTH)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20188:00 SA
Tuần này, người Kurd ở miền bắc Iraq đã bỏ phiếu với tỉ áp đảo ủng hộ việc giành độc lập cho Khu vực người Kurd ở nước này.
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20182:00 SA
Trong dịp Tết Mậu Thân, quân đội Bắc Việt cùng lực lượng Mặt trận Giải phóng bất ngờ tấn công đồng loạt trên nhiều tỉnh thành ở miền Nam, bao gồm cả Sài Gòn.
Thứ Năm, 08 Tháng Hai 201810:00 CH
Nhiều người Việt khi du lịch đến New Orleans thường đi lòng vòng quanh khu phố cổ French Quarter, xong ghé quán Café du Monde
Thứ Năm, 08 Tháng Hai 20182:00 SA
Ngày 8/5/1945, quân Đồng minh cùng Hồng Quân Liên Xô giải phóng hoàn toàn Berlin - xào huyệt cuối cùng của Đức quốc xã chấm dứt sự tồn tại kéo dài
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 201810:06 CH
Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ cái đêm kinh hoàng năm 1968. Khi cả nước đang chuẩn bị đón Tết thì tiếng súng lại nổ ra khắp nơi ở Miền Nam – bắt đầu cho cái gọi là Chiến Dịch Tết
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20188:00 CH
Trong Chiến tranh Mùa đông, quân đội Liên Xô đã đại bại trước Phần Lan dù có lực lượng đông hơn nhiều lần. Tuy vậy thất bại này lại giúp Liên Xô cải tổ quân đội trước khi họ phải đối đầu với phát xít Đức.
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20186:00 SA
Phóng viên ảnh Eddie Adams đã chụp được một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của cuộc chiến Việt Nam - ngay thời khắc của một vụ hành quyết giữa tâm điểm hỗn loạn của chiến dịch Tết
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20181:30 SA
Toàn thể dân Việt đang bước vào thời điểm tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân (1968-2018). Đây là sự kiện thuộc hạng đáng ghi nhớ nhất