Gladius và Pilum - Bộ đôi vũ khí từng giúp người La Mã làm lên lịch sử

Chủ Nhật, 27 Tháng Chín 20201:00 CH(Xem: 4408)
Gladius và Pilum - Bộ đôi vũ khí từng giúp người La Mã làm lên lịch sử

Giáo pilum và kiếm gladius là bộ đôi vũ khí từng giúp người La Mã tạo nên nỗi khiếp sợ cho kẻ thù trên chiến trường.

Quân đội La Mã nói riêng và đế chế La Mã nói chung từng là nỗi khiếp sợ của nhiều quốc gia cổ đại. Để làm được điều đó, không thể không kể đến kỹ thuật chế tác vũ khí nổi tiếng mà họ phát minh ra. Một trong số những vũ khí lợi hại nhất phải kể để bộ đôi gladius và pilum – giáo và khiên chắn mà người La Mã chọn làm vũ khí tiêu chuẩn cho bính lính của mình.

Giáo Pilum – Vũ khí "chịu chơi" của người La Mã

Giáo Pilum có chiều dài trung bình khoảng 2m, chia làm hai phần. Phần thân giáo bằng gỗ, mũi giáo là một thanh thép dài khoảng 60cm và dày khoảng 7mm được tạo hình kim cương, ngoài ra còn có ngạnh để móc vào mục tiêu. Điểm đặc biệt ở giáo Pilum là chỉ có phần mũi giáo sử dụng loại thép luyện tốt, có thể đâm xuyên vật, còn phần thân thép thì lại dễ cong và gãy khi va chạm.

Giáo Pilum có chiều dài trung bình khoảng 2m
Giáo Pilum có chiều dài trung bình khoảng 2m.

Cần phải nói thêm rằng phần thân giáo dễ gãy không phải vì kỹ thuật luyện thép của người La Mã yếu kém. Sự khác biệt giữa hai phần này nhằm ngăn cản kẻ thù tận dụng được ngọn giáo được phóng đi. Trên lý thuyết, khi giáo được phóng đi, phần mũi giáo sẽ dễ dàng xuyên thủng vật cản, còn phần thân thép với chất lượng kém sẽ bị cong, khiến cho kẻ thù không thể tận dụng vũ khí của lính La Mã.

Pilum là loại giáo phóng nên khi dàn trận thì Pilum sẽ được sử dụng đầu tiên.
Pilum là loại giáo phóng nên khi dàn trận thì Pilum sẽ được sử dụng đầu tiên.

Về cấu tạo và tính chất thì Pilum là loại giáo phóng nên khi dàn trận thì Pilum sẽ được sử dụng đầu tiên. Chúng có nhiệm vụ tạo ra lỗ hổng trên những tấm khiên kém chất lượng của kẻ thù hoặc một số trường hợp là giết luôn kẻ sử dụng những tấm khiên đó. Sau khi giáo Pilum được phóng đi, lính La Mã sẽ xếp khiên vào nhau và tiến lên, lúc này họ sẽ sử dụng thanh kiếm Gladius.

Kiếm Gladius

Theo Gaius Marius – một vị tướng La Mã nổi tiếng – vũ khí tiêu chuẩn của lính La Mã bao gồm: 1 giáo Pilum, 1 khiên Scutum, 1 giao Pugio và một kiếm Gladius.

Loại kiếm này có chiều dài khoảng 60 – 85cm
Loại kiếm này có chiều dài khoảng 60 – 85cm.

Ban đầu người La Mã sử dụng kiếm xiphos, một loại kiếm gần giống với người Hy Lạp. Thế kỷ 3 TCN, họ chuyển sang sử dụng gladius. Loại kiếm này có chiều dài khoảng 60 – 85cm, lưỡi khoảng 45 – 85cm, rộng 5-7cm và cân nặng 0,7 – 1kg. Phần cán và chuôi được làm bằng gỗ, lưỡi kiếm được luyện bằng loại thép được rèn với chất lượng cao nhất thời bấy giờ.

Lính La Mã sử dụng kiếm Gladius để cận chiến.
Lính La Mã sử dụng kiếm Gladius để cận chiến.

Trên chiến trường, sau khi giáo Pilum đã hoàn thành nhiệm vụ phá hỏng khiến kẻ thù, lính La Mã sẽ sử dụng kiếm Gladius để cận chiến. Kết cấu lẫn chất lượng thép chắc chắn khiến Gladius thích hợp với những đòn đâm chém ở khoảng cách gần. Phần thiết kế lưỡi rộng của kiếm phù hợp với đòn đâm, vì chúng tạo ra những vết thương thực sự nghiêm trọng.

Kiếm Gladius thích hợp với những đòn đâm chém ở khoảng cách gần.
Kiếm Gladius thích hợp với những đòn đâm chém ở khoảng cách gần.

Theo thời gian, cùng với sự phát triển lẫn quy mô các trận chiến, kiếm Gladius dần được cải tiến hơn nhưng về cơ bản thì thiết kế đặc trưng ban đầu vẫn được giữ nguyên.

Lịch sử ghi nhận người La Mã đã phát minh ra nhiều loại vũ khí nổi tiếng và hiệu quả, tuy nhiên Pilum và Gladius vẫn được xem như bộ đôi vũ khí biểu tượng làm lên tên tuổi của đế chế La Mã.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Năm 247 trước Công nguyên kết thúc thời Chiến Quốc, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc. Năm 221 Tr.CN, Tần diệt Tề ở vùng đông bắc Hoàng H
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Một hồ sơ mật FBI về lãnh tụ dân quyền Martin Luther King cáo buộc ông có nhiều lần ngoại tình và "những lầm lạc tình dục", và cả liên hệ với Đảng Cộng sản.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017), chúng tôi đăng lại bài “Chủ nghĩa Mác và sự thử nghiệm”. Tác giả viết từ năm 2013.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:38 SA
Vào ngày này năm 1895, nhà vật lí Wilhelm Conrad Rontgen (1845-1923) trở thành người đầu tiên quan sát tia X, một tiến bộ khoa học quan trọng
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:33 SA
Chủ nghĩa Marx tất nhiên là có nhiều sai lầm và vì vậy mà đã gây ra nhiều tai họa cho nhân quần, nhưng thời gian có hạn, chỉ xin bàn 3 sai lầm mà người viết cho là những sai lầm quan trọng nhất.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Sáng ngày 5/11/2017 tại lễ kỷ niệm 100 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017), TBT Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu với nhan đề: Cách mạng Tháng Mười Nga
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các quốc gia
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:54 CH
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump công bố ngày 7/11 là Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:46 SA
Vào ngày này năm 1944, ứng viên Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ ba trong lịch sử, nhanh chóng đánh bại đối
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:30 SA
Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi