Gladius và Pilum - Bộ đôi vũ khí từng giúp người La Mã làm lên lịch sử

Chủ Nhật, 27 Tháng Chín 20201:00 CH(Xem: 4406)
Gladius và Pilum - Bộ đôi vũ khí từng giúp người La Mã làm lên lịch sử

Giáo pilum và kiếm gladius là bộ đôi vũ khí từng giúp người La Mã tạo nên nỗi khiếp sợ cho kẻ thù trên chiến trường.

Quân đội La Mã nói riêng và đế chế La Mã nói chung từng là nỗi khiếp sợ của nhiều quốc gia cổ đại. Để làm được điều đó, không thể không kể đến kỹ thuật chế tác vũ khí nổi tiếng mà họ phát minh ra. Một trong số những vũ khí lợi hại nhất phải kể để bộ đôi gladius và pilum – giáo và khiên chắn mà người La Mã chọn làm vũ khí tiêu chuẩn cho bính lính của mình.

Giáo Pilum – Vũ khí "chịu chơi" của người La Mã

Giáo Pilum có chiều dài trung bình khoảng 2m, chia làm hai phần. Phần thân giáo bằng gỗ, mũi giáo là một thanh thép dài khoảng 60cm và dày khoảng 7mm được tạo hình kim cương, ngoài ra còn có ngạnh để móc vào mục tiêu. Điểm đặc biệt ở giáo Pilum là chỉ có phần mũi giáo sử dụng loại thép luyện tốt, có thể đâm xuyên vật, còn phần thân thép thì lại dễ cong và gãy khi va chạm.

Giáo Pilum có chiều dài trung bình khoảng 2m
Giáo Pilum có chiều dài trung bình khoảng 2m.

Cần phải nói thêm rằng phần thân giáo dễ gãy không phải vì kỹ thuật luyện thép của người La Mã yếu kém. Sự khác biệt giữa hai phần này nhằm ngăn cản kẻ thù tận dụng được ngọn giáo được phóng đi. Trên lý thuyết, khi giáo được phóng đi, phần mũi giáo sẽ dễ dàng xuyên thủng vật cản, còn phần thân thép với chất lượng kém sẽ bị cong, khiến cho kẻ thù không thể tận dụng vũ khí của lính La Mã.

Pilum là loại giáo phóng nên khi dàn trận thì Pilum sẽ được sử dụng đầu tiên.
Pilum là loại giáo phóng nên khi dàn trận thì Pilum sẽ được sử dụng đầu tiên.

Về cấu tạo và tính chất thì Pilum là loại giáo phóng nên khi dàn trận thì Pilum sẽ được sử dụng đầu tiên. Chúng có nhiệm vụ tạo ra lỗ hổng trên những tấm khiên kém chất lượng của kẻ thù hoặc một số trường hợp là giết luôn kẻ sử dụng những tấm khiên đó. Sau khi giáo Pilum được phóng đi, lính La Mã sẽ xếp khiên vào nhau và tiến lên, lúc này họ sẽ sử dụng thanh kiếm Gladius.

Kiếm Gladius

Theo Gaius Marius – một vị tướng La Mã nổi tiếng – vũ khí tiêu chuẩn của lính La Mã bao gồm: 1 giáo Pilum, 1 khiên Scutum, 1 giao Pugio và một kiếm Gladius.

Loại kiếm này có chiều dài khoảng 60 – 85cm
Loại kiếm này có chiều dài khoảng 60 – 85cm.

Ban đầu người La Mã sử dụng kiếm xiphos, một loại kiếm gần giống với người Hy Lạp. Thế kỷ 3 TCN, họ chuyển sang sử dụng gladius. Loại kiếm này có chiều dài khoảng 60 – 85cm, lưỡi khoảng 45 – 85cm, rộng 5-7cm và cân nặng 0,7 – 1kg. Phần cán và chuôi được làm bằng gỗ, lưỡi kiếm được luyện bằng loại thép được rèn với chất lượng cao nhất thời bấy giờ.

Lính La Mã sử dụng kiếm Gladius để cận chiến.
Lính La Mã sử dụng kiếm Gladius để cận chiến.

Trên chiến trường, sau khi giáo Pilum đã hoàn thành nhiệm vụ phá hỏng khiến kẻ thù, lính La Mã sẽ sử dụng kiếm Gladius để cận chiến. Kết cấu lẫn chất lượng thép chắc chắn khiến Gladius thích hợp với những đòn đâm chém ở khoảng cách gần. Phần thiết kế lưỡi rộng của kiếm phù hợp với đòn đâm, vì chúng tạo ra những vết thương thực sự nghiêm trọng.

Kiếm Gladius thích hợp với những đòn đâm chém ở khoảng cách gần.
Kiếm Gladius thích hợp với những đòn đâm chém ở khoảng cách gần.

Theo thời gian, cùng với sự phát triển lẫn quy mô các trận chiến, kiếm Gladius dần được cải tiến hơn nhưng về cơ bản thì thiết kế đặc trưng ban đầu vẫn được giữ nguyên.

Lịch sử ghi nhận người La Mã đã phát minh ra nhiều loại vũ khí nổi tiếng và hiệu quả, tuy nhiên Pilum và Gladius vẫn được xem như bộ đôi vũ khí biểu tượng làm lên tên tuổi của đế chế La Mã.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Năm 1958 phải nâng sản lượng thép lên gấp 2 lần 1957, câu nói tuỳ tiện của Mao trong lúc tắm ấy đã làm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân rối tung lên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tôi có mặt tại Moskva trong những ngày chính biến dẫn tới sự sụp đổ của đế chế cộng sản Liên Xô (tháng 8.1991). Câu hỏi bạn đặt ra cho tác giả bài viết không nên có. \
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:38 SA
Vào ngày này năm 1928, hai năm sau cái chết của cha mình, Michinomiya Hirohito đã chính thức lên ngôi Hoàng đế Nhật Bản thứ 124,
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Bị cô lập từ lâu với phần còn lại của Hy Lạp, bán đảo Mani là quê hương của một cộng đồng thị tộc tự nhận là di sản của các chiến binh thời xưa.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Nếu nói tới những bậc nữ quân vương nổi tiếng trong triều đại Trung Hoa phong kiến thì tất nhiên không thể không kể tới Võ Tắc Thiên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Bí mật trong ngôi mộ đại hoạn quan Lý Liên Anh, Trung Quốc kèm theo nhiều truyền thuyết thần bí.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20175:40 SA
Vào ngày này năm 1956, nhà triết học và nhà văn người Pháp Jean-Paul Sartre – trước đây từng là một người ngưỡng mộ Liên Xô
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Cho đến nay đã có nhiều khảo cứu về vương quốc Phù Nam. Bài viết “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử” của Tiến sỹ Vũ Đức Liêm
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Tác giả: Stephen Kotkin Dịch giả: Hiếu Chân Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, cái ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp