Báo Nhật: Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia tại nam Biển Đông

Thứ Tư, 29 Tháng Mười Hai 202110:00 SA(Xem: 4930)
Báo Nhật: Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia tại nam Biển Đông

rfi.fr

Báo Nhật: Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia tại nam Biển Đông

RFI

Báo Nhật Nikkei Asia ngày 28/12/2021 có bài “Bắc Kinh yêu cầu Indonesia ngừng các hoạt động thăm dò tại Biển Đông”, tổng kết việc chính quyền Trung Quốc trong thời gian gần đây liên tục gia tăng áp lực lên Jakarta tại vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Áp lực từ Trung Quốc buộc Indonesia tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ để tự vệ, trong lúc vẫn tìm cách duy trì quan hệ hữu nghị với đối tác thương mại hàng đầu.

Nikkei Asia cho biết, việc Indonesia tiến hành các hoạt động thăm dò vào tháng 7 tại quần đảo Natuna bị Trung Quốc phản đối. Bắc Kinh xem vùng lãnh thổ nằm cách đảo Hải Nam của Trung Quốc (lãnh thổ cực nam của Trung Quốc) tới 1.800 km là nằm trong yêu sách lãnh thổ “đường chín đoạn” của Trung Quốc, bao gồm phần lớn Biển Đông. Chính quyền Trung Quốc đã cử nhiều tàu tuần duyên đến khu vực này để gia tăng sức ép lên Jakarta.

Chính quyền Indonesia không đưa ra các phản ứng chính thức về tuyên bố của Trung Quốc, bởi vì họ không thừa nhận có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Phó đô đốc Aan Kurnia, người đứng đầu cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (Bakamla), mới đây thông báo đợt khoan thăm dò đã hoàn tất vào cuối tháng 11.

Nghi ngờ Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội để nắm quyền kiểm soát hiệu quả quần đảo này, chính quyền Indonesia chủ trương tăng cường phòng thủ trên và xung quanh quần đảo Natuna. Quân đội Indonesia đang kéo dài một đường băng ở căn cứ không quân Natuna, để có thể triển khai thêm chiến đấu cơ. Việc xây dựng một căn cứ tàu ngầm cũng đã bắt đầu. Các tàu cá địa phương được yêu cầu tham gia vào hệ thống cảnh báo sớm đề phòng tàu Trung Quốc tiếp cận.

Indonesia tăng cường hợp tác hải quân với Mỹ

Indonesia và Mỹ đang xây dựng một cơ sở đào tạo chung cho các nhân viên tuần duyên gần Natuna. Hai quốc gia đã tổ chức cuộc tập trận chung lớn nhất từ ​​trước đến nay vào tháng 8/2021, tại ba địa điểm ở Indonesia. Cuộc tập trận này mô phỏng hoạt động phòng thủ đảo.

Xung đột về Natunas đã làm xấu đi hình ảnh Trung Quốc tại Indonesia. Ngày 08/12/2021, 25 người dân đã biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta, phản đối các phương tiện của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Indonesia.

Báo Nhật cũng ghi nhận việc chính quyền Jakarta kiên quyết bảo vệ chủ quyền. Tháng 5/2020, Indonesia đã gửi cho Liên Hiệp Quốc một công hàm bác bỏ yêu sách lịch sử của Bắc Kinh tại Biển Đông, với bản đồ "đường chín đoạn" của Bắc Kinh. Về phần mình, Trung Quốc đã gửi một công hàm tới Liên Hợp Quốc, tái khẳng định chủ quyền ở Biển Đông trong khi tìm kiếm một giải pháp thông qua đàm phán. Nhưng Indonesia từ chối thương thuyết với Trung Quốc.

Tuy nhiên, Jakarta muốn tránh một bùng nổ quân sự với đối tác thương mại hàng đầu của mình. Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto đã hội đàm trực tuyến với người đồng cấp Trung Quốc vào ngày 30/11, để tìm cách tái lập lòng tin.

Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông từ lâu với tất cả các quốc gia láng giềng, gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei, và với đảo Đài Loan. Căng thẳng tại vùng phía nam Biển Đông là diễn biến tương đối mới. Việc Bắc Kinh tăng cường hoạt động gần quần đảo Natuna kể từ năm 2019 khiến căng thẳng với Jakarta gia tăng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201711:58 SA
Một ngày nọ tôi thức đậy trong một đất nước Việt Nam thật thà, nơi người dân Việt Nam không biết nói dối hay gian lận là gì
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam. Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc .
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 201711:48 SA
Dù ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ Việt Nam vừa tung thêm một đòn trí mạng vào cả công chúng lẫn báo giới
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Theo các tài liệu viết về lịch sử loài người, chó là con vật được thuần hóa đầu tiên, cách nay khoảng 15.000 năm. Vì thế,
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 201711:02 SA
Bà cho con trai 46 tuổi uống 60 viên thuốc ngủ vào ngày 9/5, thắt cổ Li bằng chiếc khăn lụa và dùng bông bịt mũi ông.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:25 SA
. Giới chức Mỹ tìm thấy một mảnh giấy nhắn trong xe tải của nghi phạm vụ tấn công ở New York.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:09 SA
Một nhóm bạn học Argentina lên đường đến New York du lịch nhằm kỷ niệm 30 năm ngày ra trường
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20177:50 CH
chị Thoa bỗng thấy chất nhầy ở tay với mùi thum thủm của phân gà, vịt. Điều kinh hãi đã hiện ra trước mắt cả gia đình chị.