Báo Nhật: Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia tại nam Biển Đông

Thứ Tư, 29 Tháng Mười Hai 202110:00 SA(Xem: 5020)
Báo Nhật: Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia tại nam Biển Đông

rfi.fr

Báo Nhật: Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia tại nam Biển Đông

RFI

Báo Nhật Nikkei Asia ngày 28/12/2021 có bài “Bắc Kinh yêu cầu Indonesia ngừng các hoạt động thăm dò tại Biển Đông”, tổng kết việc chính quyền Trung Quốc trong thời gian gần đây liên tục gia tăng áp lực lên Jakarta tại vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Áp lực từ Trung Quốc buộc Indonesia tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ để tự vệ, trong lúc vẫn tìm cách duy trì quan hệ hữu nghị với đối tác thương mại hàng đầu.

Nikkei Asia cho biết, việc Indonesia tiến hành các hoạt động thăm dò vào tháng 7 tại quần đảo Natuna bị Trung Quốc phản đối. Bắc Kinh xem vùng lãnh thổ nằm cách đảo Hải Nam của Trung Quốc (lãnh thổ cực nam của Trung Quốc) tới 1.800 km là nằm trong yêu sách lãnh thổ “đường chín đoạn” của Trung Quốc, bao gồm phần lớn Biển Đông. Chính quyền Trung Quốc đã cử nhiều tàu tuần duyên đến khu vực này để gia tăng sức ép lên Jakarta.

Chính quyền Indonesia không đưa ra các phản ứng chính thức về tuyên bố của Trung Quốc, bởi vì họ không thừa nhận có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Phó đô đốc Aan Kurnia, người đứng đầu cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (Bakamla), mới đây thông báo đợt khoan thăm dò đã hoàn tất vào cuối tháng 11.

Nghi ngờ Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội để nắm quyền kiểm soát hiệu quả quần đảo này, chính quyền Indonesia chủ trương tăng cường phòng thủ trên và xung quanh quần đảo Natuna. Quân đội Indonesia đang kéo dài một đường băng ở căn cứ không quân Natuna, để có thể triển khai thêm chiến đấu cơ. Việc xây dựng một căn cứ tàu ngầm cũng đã bắt đầu. Các tàu cá địa phương được yêu cầu tham gia vào hệ thống cảnh báo sớm đề phòng tàu Trung Quốc tiếp cận.

Indonesia tăng cường hợp tác hải quân với Mỹ

Indonesia và Mỹ đang xây dựng một cơ sở đào tạo chung cho các nhân viên tuần duyên gần Natuna. Hai quốc gia đã tổ chức cuộc tập trận chung lớn nhất từ ​​trước đến nay vào tháng 8/2021, tại ba địa điểm ở Indonesia. Cuộc tập trận này mô phỏng hoạt động phòng thủ đảo.

Xung đột về Natunas đã làm xấu đi hình ảnh Trung Quốc tại Indonesia. Ngày 08/12/2021, 25 người dân đã biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta, phản đối các phương tiện của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Indonesia.

Báo Nhật cũng ghi nhận việc chính quyền Jakarta kiên quyết bảo vệ chủ quyền. Tháng 5/2020, Indonesia đã gửi cho Liên Hiệp Quốc một công hàm bác bỏ yêu sách lịch sử của Bắc Kinh tại Biển Đông, với bản đồ "đường chín đoạn" của Bắc Kinh. Về phần mình, Trung Quốc đã gửi một công hàm tới Liên Hợp Quốc, tái khẳng định chủ quyền ở Biển Đông trong khi tìm kiếm một giải pháp thông qua đàm phán. Nhưng Indonesia từ chối thương thuyết với Trung Quốc.

Tuy nhiên, Jakarta muốn tránh một bùng nổ quân sự với đối tác thương mại hàng đầu của mình. Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto đã hội đàm trực tuyến với người đồng cấp Trung Quốc vào ngày 30/11, để tìm cách tái lập lòng tin.

Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông từ lâu với tất cả các quốc gia láng giềng, gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei, và với đảo Đài Loan. Căng thẳng tại vùng phía nam Biển Đông là diễn biến tương đối mới. Việc Bắc Kinh tăng cường hoạt động gần quần đảo Natuna kể từ năm 2019 khiến căng thẳng với Jakarta gia tăng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Nhìn vào hình ảnh này, những giọt nước mắt và cái rờ trán đầy đau đớn trước sự sụp đổ của cả một hệ thống độc tài trong cơn cùng quẫn đã được báo trước. Sự cáo chung của chân lý
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20175:30 SA
Liệu có trở thành xu hướng các quốc gia hủy bỏ dự án thủy điện, hợp tác nguồn nước với Trung Quốc vì e ngại "vũ khí vô hình"?
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20174:15 SA
Những tên “dã thú đội lốt người” làm chuyện tàn bạo để rồi hậu quả là những nỗi ám ảnh, đau hơn là nhưng cái chết oan nghiệt.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Việc các nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới thăm viếng nước này nước nọ là hoạt động bình thường trong bang giao quốc tế, mà mục đích
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Được đánh giá là lực lượng lao động quan trọng nhưng nữ công nhân nhiều nơi đang trong tình trạng "5 không": không nhà cửa, không gia đình, không tình yêu, không vui chơi giải trí, không thể dục thể thao"
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Theo thống kê của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, tính từ đầu năm đến nay đã có khoảng 880 người Triều Tiên vượt biên thành công, nâng tổng số người đào tẩu
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Lần đầu tiên, lễ trao bằng tốt nghiệp tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM được tổ chức trong không khí đầy xúc động trước hình ảnh người mẹ nhận bằng tốt nghiệp thay con gái mới qua đời
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Mặc dù chính phủ Trung Quốc luôn phủ nhận việc này, ngày càng nhiều quốc gia đã thông qua các dự luật yêu cầu người dân không tham gia vào lĩnh vực du lịch ghép tạng tại Trung Quốc.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20178:00 SA
"không dính líu gì đến các trường hợp người mang song tịch Anh Quốc và một quốc tịch khác khi họ bị bắt ở nước mà họ mang hộ chiếu còn hạn, trừ khi đó là trường hợp có lý do đặc biệt mang tính nhân đạo".
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Năm 2017, trước khi diễn ra Đại hội 19, phần lớn chức năng của phần mềm WhatsApp bị chặn, bị phong tỏa bằng hình thức ngắt kết nối liên tục.