Về phản bác tin giả

Thứ Ba, 20 Tháng Bảy 20218:00 SA(Xem: 3671)
Về phản bác tin giả

Đỗ Hùng

19-7-2021

Trang tingia.gov.vn (của Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam – VAFC, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết hình ảnh xác chết này là ở Indonesia chứ không phải của Việt Nam (như nhiều người phát tán).

Hàng loạt báo đều đưa lại y chang vậy: hình đó ở Indonesia, không phải Việt Nam. Nhiều facebooker cũng đưa lại y chang vậy: hình đó ở Indonesia, không phải Việt Nam.

Chống tin giả là điều rất tốt. Mỗi khi có cơ hội thì mình đều phanh phui mấy trò đưa tin giả. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là cơ sở nào VAFC lại cho rằng đó là hình ảnh ở Indonesia (?).

Ảnh chụp màn hình

Nội dung tin của VAFC không cho biết cơ sở để từ đó họ có thể khẳng định đó là hình ảnh ở Indonesia, do đó nó không thỏa mãn được một tin fact-checking cơ bản.

Bản tin của VAFC sẽ hoàn hảo nếu cung cấp thêm bằng chứng.

Một tin fact-checking cơ bản phải là:

1. Phản bác thông tin giả đang lan truyền;

2. (Bằng cách) Cung cấp bằng chứng cho thấy cái thông tin/hình ảnh giả đó thực ra là cái gì.

Một ví dụ ở đây:

1. Nhiều người lấy hình rừng chuối bị đổ rạp và đưa tin nông dân biểu tình tại Myanmar phá nông trường chuối của ông chủ Trung Quốc.

2. Mình tìm ra bằng chứng cho thấy nông trường chuối này là ở Lào, bị đổ là do gió lốc, không liên quan tới Myanmar.

(Bên trên mình chỉ bàn về nghiệp vụ thẩm định thông tin, không bàn tới tính xác thực của tấm hình được đề cập.)

Tại sao đưa ra bằng chứng là quan trọng? Bởi nếu coi việc đưa tin giả về Việt Nam là đáng bác bỏ, lên án, thì cũng cần phải cân nhắc khả năng: Nếu đó không phải là hình ở Indonesia thì sao?! Đưa sai về nước họ (một cách chính thức) cũng nghiêm trọng chứ!

_____

CẬP NHẬT: TỪ ĐÂY TRỞ XUỐNG MÌNH SẼ PHÂN TÍCH VÀ TÌM NGUỒN CỦA HÌNH ẢNH TRÊN

Hiện giờ mình chưa tìm ra được nguồn khả tín nào, nhưng có thể thấy hình ảnh này đang là nguồn cơn của tin thật giả lẫn lộn tại nhiều nơi. Nhiều người Myanmar cũng nói hình này ở Myanmar (để tố chính quyền giấu số người chết).

Trên một facebook từ Myanmar (Khit Thit Media, là một công ty media có tick xanh), mình thấy một tấm hình chụp góc khác của cùng địa điểm, được đăng tải ngày 15.7.

Ảnh chụp màn hình

Chú thích hình trên trang Khit Thit Media cho biết các thi thể là của nạn nhân Covid-19 và địa điểm là bệnh viện Myawaddy, một thị trấn ở bang Kayin, miền nam Myanmar, giáp với Thái Lan.

Mình không dám nói rằng nguồn Khit Thit Media là chính xác, nên trong khi chưa tìm được nguồn nào khả tín, mình đành “mổ” hình ra để phân tích.

Mình thấy người nằm trên bàn dường như mặc longji (một loại váy đàn ông, vốn được sử dụng ở Myanmar và một số quốc gia khác ở Nam Á, Việt Nam rất hiếm, TP.HCM lại càng hiếm). Da người nằm trên bàn có vẻ đen hơn da người Việt Nam.

Tất nhiên mình chỉ nói “có vẻ” thôi, chưa khẳng định điều gì. Từ từ kiếm thêm.

Ảnh 3: Kicnews.org

Mình tìm được vài hình ảnh khác bên trong nhà xác của bệnh viện Myawaddy. Mình nhận thấy cửa sổ của hình 3 rất giống với hình mà phía Việt Nam nói là “giả”. Khả năng cao hình ảnh thi thể xếp hàng này là ở Myanmar, không phải Indonesia.

Mình vẫn chưa khẳng định 100% (đang kiếm thêm).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 30 Tháng Giêng 20182:00 SA
Hãy tưởng tượng bạn có thu nhập hàng trăm nghìn đô la một năm, sở hữu ít nhất một ngôi nhà và có khoản tài sản trị giá 1 triệu đôla
Thứ Bảy, 13 Tháng Giêng 20183:00 CH
Thủ phạm cưỡng bức và lạm dụng tình dục người già tại các viện dưỡng lão ở Mỹ lại chính là những người chăm sóc họ hàng ngày.
Thứ Ba, 09 Tháng Giêng 20181:30 SA
Luo Xixi, một học giả có bằng tiến sĩ của Đại học Hàng không vũ trụ Beihang có uy tín ở Bắc Kinh, cho biết bà bị một giáo sư quấy rối tình
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20181:30 SA
Vừa qua tôi có một cuộc nói chuyện thú vị với nhà nghiên cứu văn hóa và phê bình văn học Vương Trí Nhàn về nước Nga. Ông Nhàn đã từng sống
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Gần 200 triệu người trên thế giới phải sơ tán do ảnh hưởng của thiên tai trong vòng 9 năm qua, theo báo cáo của một tổ chức từ thiện.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20174:54 SA
TAND Cấp cao chấp nhận kháng nghị, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại vụ án tại công ty VN Pharma do Nguyễn Minh Hùng cùng đồng phạm thực hiện.