Về phản bác tin giả

Thứ Ba, 20 Tháng Bảy 20218:00 SA(Xem: 3705)
Về phản bác tin giả

Đỗ Hùng

19-7-2021

Trang tingia.gov.vn (của Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam – VAFC, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết hình ảnh xác chết này là ở Indonesia chứ không phải của Việt Nam (như nhiều người phát tán).

Hàng loạt báo đều đưa lại y chang vậy: hình đó ở Indonesia, không phải Việt Nam. Nhiều facebooker cũng đưa lại y chang vậy: hình đó ở Indonesia, không phải Việt Nam.

Chống tin giả là điều rất tốt. Mỗi khi có cơ hội thì mình đều phanh phui mấy trò đưa tin giả. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là cơ sở nào VAFC lại cho rằng đó là hình ảnh ở Indonesia (?).

Ảnh chụp màn hình

Nội dung tin của VAFC không cho biết cơ sở để từ đó họ có thể khẳng định đó là hình ảnh ở Indonesia, do đó nó không thỏa mãn được một tin fact-checking cơ bản.

Bản tin của VAFC sẽ hoàn hảo nếu cung cấp thêm bằng chứng.

Một tin fact-checking cơ bản phải là:

1. Phản bác thông tin giả đang lan truyền;

2. (Bằng cách) Cung cấp bằng chứng cho thấy cái thông tin/hình ảnh giả đó thực ra là cái gì.

Một ví dụ ở đây:

1. Nhiều người lấy hình rừng chuối bị đổ rạp và đưa tin nông dân biểu tình tại Myanmar phá nông trường chuối của ông chủ Trung Quốc.

2. Mình tìm ra bằng chứng cho thấy nông trường chuối này là ở Lào, bị đổ là do gió lốc, không liên quan tới Myanmar.

(Bên trên mình chỉ bàn về nghiệp vụ thẩm định thông tin, không bàn tới tính xác thực của tấm hình được đề cập.)

Tại sao đưa ra bằng chứng là quan trọng? Bởi nếu coi việc đưa tin giả về Việt Nam là đáng bác bỏ, lên án, thì cũng cần phải cân nhắc khả năng: Nếu đó không phải là hình ở Indonesia thì sao?! Đưa sai về nước họ (một cách chính thức) cũng nghiêm trọng chứ!

_____

CẬP NHẬT: TỪ ĐÂY TRỞ XUỐNG MÌNH SẼ PHÂN TÍCH VÀ TÌM NGUỒN CỦA HÌNH ẢNH TRÊN

Hiện giờ mình chưa tìm ra được nguồn khả tín nào, nhưng có thể thấy hình ảnh này đang là nguồn cơn của tin thật giả lẫn lộn tại nhiều nơi. Nhiều người Myanmar cũng nói hình này ở Myanmar (để tố chính quyền giấu số người chết).

Trên một facebook từ Myanmar (Khit Thit Media, là một công ty media có tick xanh), mình thấy một tấm hình chụp góc khác của cùng địa điểm, được đăng tải ngày 15.7.

Ảnh chụp màn hình

Chú thích hình trên trang Khit Thit Media cho biết các thi thể là của nạn nhân Covid-19 và địa điểm là bệnh viện Myawaddy, một thị trấn ở bang Kayin, miền nam Myanmar, giáp với Thái Lan.

Mình không dám nói rằng nguồn Khit Thit Media là chính xác, nên trong khi chưa tìm được nguồn nào khả tín, mình đành “mổ” hình ra để phân tích.

Mình thấy người nằm trên bàn dường như mặc longji (một loại váy đàn ông, vốn được sử dụng ở Myanmar và một số quốc gia khác ở Nam Á, Việt Nam rất hiếm, TP.HCM lại càng hiếm). Da người nằm trên bàn có vẻ đen hơn da người Việt Nam.

Tất nhiên mình chỉ nói “có vẻ” thôi, chưa khẳng định điều gì. Từ từ kiếm thêm.

Ảnh 3: Kicnews.org

Mình tìm được vài hình ảnh khác bên trong nhà xác của bệnh viện Myawaddy. Mình nhận thấy cửa sổ của hình 3 rất giống với hình mà phía Việt Nam nói là “giả”. Khả năng cao hình ảnh thi thể xếp hàng này là ở Myanmar, không phải Indonesia.

Mình vẫn chưa khẳng định 100% (đang kiếm thêm).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập, láo từ trung ương đến địa phương, láo từ tập đoàn cho đến công ty, láo từ một tổ chức cho đến cá nhân. Láo mọi ngành nghề
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20173:00 SA
Nữ lực sĩ Aly Raisman mới đây lên tiếng tố một y sĩ thể thao lạm dụng tình dục đối với cô. Cô Raisman năm nay 23 tuổi từng là thủ quân đội thể dục
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Là một y tá chăm sóc trẻ sơ sinh, Jennifer Welker đã học cách để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong môi trường làm việc căng thẳng.
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20175:00 SA
Hơn 33.000 người di cư đã bỏ mạng trên biển Địa Trung Hải trong lúc cố đến các bờ biển châu Âu kể từ năm 2000.
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20172:30 SA
Thời gian gần đây nhiều nhà hoạt động dân chủ nhân quyền cũng như các nhà quan sát đều nhận thấy rằng chính phủ Hà Nội ngày càng gia tăng đàn áp đối với
Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai 201711:07 CH
30/11/2017 - trùng với ngày “tòa án nhân dân” của riêng chính quyền độc đảng ở Việt Nam giáng cú y án 10 năm tù giam xuống đầu
Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai 20173:30 SA
Hàng loạt các kênh truyền thông đưa tin về một người đàn ông đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên, sau đó gửi khí cầu có chứa thông điệp vạch trần sự thật bị chính quyền
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Quân đội Indonesia vẫn duy trì bài kiểm tra trinh tiết đối với các nữ ứng viên dù điều này từng bị lên án và chỉ trích gay gắt.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nói chuyện là một nghệ thuật. Lời nói đã xuất ra thì giống như bát nước đổ đi, thật khó thu lại. Trước khi nói một lời nào, người thông minh, hiểu chuyện luôn hết sức thận trọng.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Bản án sáu năm tù giam và 4 năm quản chế mà Tòa án tỉnh Thái Nguyên tuyên cho sinh viên Phan Kim Khánh dẫn tôi đến một bài viết của anh “Nghĩ về chiến tranh”. Tim tôi chợt chùng xuống khi bắt gặp đôi mắt của bé trai v