Tại sao Thủ tướng Malaysia quay ngoắt 180 độ với TQ?

Thứ Tư, 05 Tháng Chín 20185:30 SA(Xem: 6607)
Tại sao Thủ tướng Malaysia quay ngoắt 180 độ với TQ?
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad từng là một người bạn trung thành của Trung Quốc, nhưng lại đang dẫn đầu phong trào chống lại sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực, theo Al-Jazeera.

1_148791

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad và Thủ tướng Trung Quốc Li Keqiang - Ảnh: Al-Jazeera

Al-Jazeera cho hay, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, từng là một người bạn trung thành của Trung Quốc trong lần đầu cầm quyền. Nhưng hiện ông này đang dẫn đầu trong cuộc chiến chống lại sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cuộc bầu cử hồi đầu năm nay tại Malaysia, không chỉ chấm dứt 60 năm trị vì của Liên minh Barisan Nasional cầm quyền ở nước này mà chấn động của nó còn lan tỏa ra cả thế giới.

Theo một quan chức cao cấp của Malaysia, chính phủ mới tại nước này đang định hủy bỏ các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trị giá gần 40 tỉ USD, chứ không chỉ rà soát lại và hủy bỏ các dự án "có vấn đề".

Vị quan chức này nói rằng chính phủ mới của Malaysia cũng lo lắng sâu sắc về sự quyết đoán ngày càng tăng cũng như sự quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Malaysia lo lắng về kịch bản Trung Quốc có thể sẽ thống trị ở một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất trên thế giới.

Kết quả là, Thủ tướng Mahathir đang tìm kiếm các mối quan hệ chiến lược mạnh mẽ hơn với Nhật Bản và phương Tây để giảm sự phụ thuộc sâu sắc của đất nước vào Trung Quốc. Sự kiện này là đáng chú ý, khi Malaysia từng là một trong những người bạn thân nhất của Trung Quốc trong khu vực.

Quan điểm chính trị thay đổi

Trong thời gian đầu tiên nắm quyền (1981-2003), ông Mahathir có một lập trường cứng rắn chống lại phương Tây, đặc biệt là các can thiệp quân sự của Mỹ ở Trung Đông .

Ông chỉ trích Mỹ vì chính sách đơn phương xâm lược, phá hủy các quốc gia Hồi giáo, ủng hộ Israel, tổ chức "cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu" và gửi lính đặc nhiệm Mỹ tới những khu rừng ở Đông Nam Á.

Quan điểm chính trị của ông Mahathir khi đó ảnh hưởng sâu sắc bởi di sản từ Phong trào không liên kết (NAM). Ông Mahathir ủng hộ tình đoàn kết "Toàn cầu Nam" chống lại sự tấn công của quyền bá chủ phương Tây, giống như những nhà lãnh đạo Gamal Abdel Nasser của Ai Cập và Sukarno của Indonesia.

Khi bị phương Tây chỉ trích rằng ông lãnh đạo theo phong cách "độc tài", Thủ tướng Mahathir khi đó còn nói thẳng rằng những giá trị tự do dân chủ kiểu phương Tây là "kẻ thù" của những nền văn minh phương Đông.

Một trong số những cố vấn của Mahathir nói với Al Jazeera rằng, nhà lãnh đạo Malaysia đã xem Trung Quốc là một quốc gia thân thiện, một quyền lực gia tăng có thể phục vụ như sự đối trọng với quyền bá chủ của phương Tây. Thế nhưng đã có nhiều thay đổi trong 2 thập kỷ qua và nhà lãnh đạo Malaysia đã thay đổi quan điểm của mình khi quay lại chính trường ở tuổi 93.

Trung Quốc, giờ đây đang cố gắng thay thế Mỹ làm lãnh đạo mới ở châu Á. Điều này khiến ông Mahathir trăn trở, thậm chí đầu năm nay ông mô tả sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc hiện nay là "rất đáng lo ngại". Thủ tướng Malaysia còn lo lắng rằng những nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại không sợ dùng "cơ bắp" của đất nước họ nhằm "tăng ảnh hưởng của Trung Quốc lên nhiều nước Đông Nam Á".

Không muốn rơi vào "bẫy nợ" của Trung Quốc

Ông Mahathir chỉ trích các giao dịch trước đây của Trung Quốc với chính quyền cũ của Malaysia, liên quan đến vụ bê bối tham nhũng 1MDB. Thủ tướng Malaysia cáo buộc rằng người tiền nhiệm của ông là Najib Razak đã "bán nước" cho Trung Quốc bằng cách thực hiện những giao dịch tham nhũng chỉ có lợi cho bản thân, đổi lại sẽ im lặng cho Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.

Kết quả là, chính phủ mới tại Malaysia đã công khai chỉ trích việc quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông và ủng hộ thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC.

Malaysia đang cân nhắc việc hủy bỏ các dự án hạ tầng lớn do Trung Quốc tài trợ, gồm những dự án tại khu vực ven biển chiến lược bao trùm Eo biển Malacca và Biển Đông. Ông Mahathir đã chỉ trích các dự án Trung Quốc vì thiếu minh bạch, không khả thi về mặt kinh tế và ít dùng lao động địa phương.

Vật lộn với khối nợ lớn lên tới 250 tỉ USD, chính quyền mới của Malaysia cũng lo lắng sâu sắc về việc rơi vào "cái bẫy nợ" của Trung Quốc như láng giềng Sri Lanka và Lào.

Dù vậy, Malaysia không chống lại các khoản đầu tư của Trung Quốc nếu nó minh bạch, không tham nhũng và "tạo công ăn việc làm tốt" cho người dân địa phương, theo Thượng nghị sĩ Malaysia và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Liew Chin Tong.

Theo Al-Jazeera, ngày nay Malaysia không còn là một người bạn trung thành của Trung Quốc tại Đông Nam Á, nước này chỉ đơn giản là trung lập hơn trong vấn đề chính trị mà thôi.

Thiên Hà (theo Al-Jazeera)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập, láo từ trung ương đến địa phương, láo từ tập đoàn cho đến công ty, láo từ một tổ chức cho đến cá nhân. Láo mọi ngành nghề
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20173:00 SA
Nữ lực sĩ Aly Raisman mới đây lên tiếng tố một y sĩ thể thao lạm dụng tình dục đối với cô. Cô Raisman năm nay 23 tuổi từng là thủ quân đội thể dục
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Là một y tá chăm sóc trẻ sơ sinh, Jennifer Welker đã học cách để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong môi trường làm việc căng thẳng.
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20175:00 SA
Hơn 33.000 người di cư đã bỏ mạng trên biển Địa Trung Hải trong lúc cố đến các bờ biển châu Âu kể từ năm 2000.
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20172:30 SA
Thời gian gần đây nhiều nhà hoạt động dân chủ nhân quyền cũng như các nhà quan sát đều nhận thấy rằng chính phủ Hà Nội ngày càng gia tăng đàn áp đối với
Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai 201711:07 CH
30/11/2017 - trùng với ngày “tòa án nhân dân” của riêng chính quyền độc đảng ở Việt Nam giáng cú y án 10 năm tù giam xuống đầu
Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai 20173:30 SA
Hàng loạt các kênh truyền thông đưa tin về một người đàn ông đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên, sau đó gửi khí cầu có chứa thông điệp vạch trần sự thật bị chính quyền
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Quân đội Indonesia vẫn duy trì bài kiểm tra trinh tiết đối với các nữ ứng viên dù điều này từng bị lên án và chỉ trích gay gắt.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nói chuyện là một nghệ thuật. Lời nói đã xuất ra thì giống như bát nước đổ đi, thật khó thu lại. Trước khi nói một lời nào, người thông minh, hiểu chuyện luôn hết sức thận trọng.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Bản án sáu năm tù giam và 4 năm quản chế mà Tòa án tỉnh Thái Nguyên tuyên cho sinh viên Phan Kim Khánh dẫn tôi đến một bài viết của anh “Nghĩ về chiến tranh”. Tim tôi chợt chùng xuống khi bắt gặp đôi mắt của bé trai v