Tại sao Trung Quốc luôn muốn giữ chính sách Zero-COVID?

Thứ Hai, 28 Tháng Mười Một 20228:00 SA(Xem: 2111)
Tại sao Trung Quốc luôn muốn giữ chính sách Zero-COVID?

Nguyễn Hồng Vũ

28-11-2022

Mấy hôm nay, mình thấy liên tục các cuộc biểu tình về chính sách Zero-COVID ở Trung Quốc. Mình không biết rằng kết quả các cuộc biểu tình đó sẽ đi đến đâu nhưng có lẽ trước mắt nhân dân Trung Quốc sẽ bị thiệt thòi khá nhiều. Nguyên nhân của các cuộc biểu tình trên có thể là vì họ chưa tìm ra được câu trả lời thỏa đáng cho việc áp dụng chính sách Zero-COVID.

Đây là một câu hỏi rất khó để có thể tìm được câu trả lời một cách rõ ràng. Từ khi các ca COVID-19 đầu tiên được phát hiện vào cuối năm 2019 thì cho đến nay đã là 3 năm. Những kỹ thuật sinh học tân tiến nhất hành tinh đã được sử dụng để nghiên cứu virus SARS-CoV-2 từ đầu năm 2020 và đến cuối năm 2020 thì hàng loạt các vaccine đã ra đời. Việc sử dụng vaccine rộng rãi đã làm chậm sự lây lan của virus và giảm tỉ lệ tử vong đáng kể do bệnh COVID-19. Đến khoảng cuối năm 2021-đầu năm 2022 thì tình hình dịch bệnh lắng xuống đáng kể và nhiều nước trên thế giới bắt đầu mở cửa lại, dần bỏ bớt các thủ tục phiền hà về cách ly và xét nghiệm COVID.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại vẫn giữ chính sách “Zero COVID” cho đến nay thì thật khó hiểu. Nó như một hiện tượng lạ mà con người chưa tìm được lời giải thích.

Đứng ở khía cạnh khoa học thì việc giữ cho khoảng 1.5 tỉ người Trung Quốc “không dính” COVID-19 là việc không tưởng vì:

1/ Vaccine tốt nhất hiện nay vẫn không ngăn được 100% sự lây nhiễm.

2/ Virus SARS-CoV-2 vẫn đang biến đổi thành những chủng khác để vượt hàng rào miễn dịch.

3/ Việc lockdown 1.5 tỉ người dân và các việc cấm đi lại giữa các quốc gia vẫn không thể nào là tuyệt đối!

Đứng ở khía cạnh y tế thì càng khó hiểu vì:

1/ Việc sử dụng vaccine đã giảm đáng kể tỉ lệ người chết do COVID-19 do vậy lợi ích của việc lockdow không còn như trước kia.

2/ Dù rằng các chủng virus mới (Delta, Omicron) có làm giảm hiệu quả ngăn lây nhiễm của vaccine nhưng hiệu quả ngăn bệnh COVID-19 tiến triển xấu vẫn còn khá tốt.

3/ Hiện nay, chỉ còn một số nhỏ những người có hệ miễn dịch suy yếu, người có bệnh nền không đáp ứng với vaccine thì có nguy cơ cao khi nhiễm bệnh COVID-19. Nhưng với những nghiên cứu về thuốc điều trị COVID-19 trong thời gian qua thì chúng ta có khá nhiều các liệu pháp để điều trị cho nhóm người này nếu cần thiết và hệ thống y tế không còn bị quá tải như lúc trước khi có vaccine nữa.

Đứng ở khía cạnh xã hội thì việc lockdown làm ảnh hưởng nặng nền đến sự phát triển kinh tế, sức khỏe và tâm lý của người dân.

Tóm lại, đứng ở hầu hết các góc cạnh mà phân tích thì có vẻ chẳng ai có thể hiểu tại sao chính quyền của ông Tập Cận Bình vẫn giữ nguyên chính sách Zero-COVID cho đến nay! Mình thỉnh thoảng có nói chuyện với các nhà khoa học người Trung Quốc đang làm việc ở Mỹ về việc này và chính họ cũng chẳng hiểu vì sao người dân của họ lại “sợ” COVID-19 đến thế?!

Nếu các bạn nhìn vào đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XX vừa được tổ chức vào giữa tháng 10 vừa qua (hình trong bài) thì với kiểu xếp ghế ngồi gần sát nhau, các vị quan chức lớn ngồi hàng đầu không đeo khẩu trang và thậm chí họ còn chơi kèn trong hội trường thì có lẽ không phải họ “sợ” COVID-19 đến thế đâu! Câu trả lời cho câu hỏi trên có lẽ không phải nằm ở khía cạnh khoa học hay y tế mà ở khía cạnh chính trị!

Mong nhân dân Trung Hoa sớm tìm được lối ra không những cho đại dịch COVID-19 mà cho chính cuộc sống của họ!

Bảo trọng nhe bà con!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 201811:00 SA
Năm 1998, Giáo sư Lỗ Diễm Phương và hàng chục nhà khoa học người Mỹ đã tiến hành thí nghiệm với các khí công sư ở Trung Quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 20188:00 SA
Những người đang trong men say tình yêu đều hy vọng tình yêu ấy ngày càng ấm nồng, thân thiết và bền lâu. Nhưng làm sao để có được sự hoàn mỹ ấy? Thì đây là một chút kinh nghiệm dành cho bạn.
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 20181:00 SA
Một người có số mệnh không như ý vẫn có thể cải biến được, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người đó.
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20183:00 CH
Các doanh nghiệp Nhật Bản đang lên kế hoạch cho nền kinh tế ngoài Trái đất bằng cách ủng hộ sứ mệnh đặt chân lên Mặt trăng vào năm 2020 của Ispace, một công ty khởi nghiệp non trẻ của nước này.
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20184:00 SA
Một số quốc gia Châu Á từng ở mức thấp hơn Việt Nam Cộng Hoà trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục, kinh tế, quân sự đã vượt Việt Nam, được Cộn
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20182:30 SA
Đây là gia đình cụ Kình – một gia đình bình thường, sống giữa những người hàng xóm bình thường, trong một ngôi làng bình thường của nông thôn Bắc Bộ.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20187:00 CH
Trong nhiều nền văn hóa, người dân duy trì một tập tục mê tín phổ biến là gõ khớp ngón tay của mình lên một mảnh gỗ để lấy may hay tránh xui xẻo
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20186:16 CH
Tôi là Nguyễn Đình Ngọc (blogger Nguyễn Ngọc Già), về nhà hôm 27/12/2017, sau 3 năm tù, trải qua 4 trại tù: số 4 Phan Đăng Lưu, Chí Hòa, Bố Lá (Bình Dương) và Xuân Lộc (Đồng Nai).
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 201811:59 SA
Đức Giáo hoàng Francis phải trải qua bài kiểm tra lớn nhất đối với các kỹ năng ngoại giao và giao tiếp của mình kể từ khi đảm nhận chức vụ cao nhất trong thế giới Thiên chúa giáo chỉ hơn một năm trước đây.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20189:00 SA
Bức thư khổng lồ được viết trên mặt đất vừa được gửi tới một phi hành gia đang ở bên ngoài vũ trụ của NASA. Câu chuyện ý nghĩa và hành trình