Tại sao Trung Quốc luôn muốn giữ chính sách Zero-COVID?

Thứ Hai, 28 Tháng Mười Một 20228:00 SA(Xem: 2056)
Tại sao Trung Quốc luôn muốn giữ chính sách Zero-COVID?

Nguyễn Hồng Vũ

28-11-2022

Mấy hôm nay, mình thấy liên tục các cuộc biểu tình về chính sách Zero-COVID ở Trung Quốc. Mình không biết rằng kết quả các cuộc biểu tình đó sẽ đi đến đâu nhưng có lẽ trước mắt nhân dân Trung Quốc sẽ bị thiệt thòi khá nhiều. Nguyên nhân của các cuộc biểu tình trên có thể là vì họ chưa tìm ra được câu trả lời thỏa đáng cho việc áp dụng chính sách Zero-COVID.

Đây là một câu hỏi rất khó để có thể tìm được câu trả lời một cách rõ ràng. Từ khi các ca COVID-19 đầu tiên được phát hiện vào cuối năm 2019 thì cho đến nay đã là 3 năm. Những kỹ thuật sinh học tân tiến nhất hành tinh đã được sử dụng để nghiên cứu virus SARS-CoV-2 từ đầu năm 2020 và đến cuối năm 2020 thì hàng loạt các vaccine đã ra đời. Việc sử dụng vaccine rộng rãi đã làm chậm sự lây lan của virus và giảm tỉ lệ tử vong đáng kể do bệnh COVID-19. Đến khoảng cuối năm 2021-đầu năm 2022 thì tình hình dịch bệnh lắng xuống đáng kể và nhiều nước trên thế giới bắt đầu mở cửa lại, dần bỏ bớt các thủ tục phiền hà về cách ly và xét nghiệm COVID.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại vẫn giữ chính sách “Zero COVID” cho đến nay thì thật khó hiểu. Nó như một hiện tượng lạ mà con người chưa tìm được lời giải thích.

Đứng ở khía cạnh khoa học thì việc giữ cho khoảng 1.5 tỉ người Trung Quốc “không dính” COVID-19 là việc không tưởng vì:

1/ Vaccine tốt nhất hiện nay vẫn không ngăn được 100% sự lây nhiễm.

2/ Virus SARS-CoV-2 vẫn đang biến đổi thành những chủng khác để vượt hàng rào miễn dịch.

3/ Việc lockdown 1.5 tỉ người dân và các việc cấm đi lại giữa các quốc gia vẫn không thể nào là tuyệt đối!

Đứng ở khía cạnh y tế thì càng khó hiểu vì:

1/ Việc sử dụng vaccine đã giảm đáng kể tỉ lệ người chết do COVID-19 do vậy lợi ích của việc lockdow không còn như trước kia.

2/ Dù rằng các chủng virus mới (Delta, Omicron) có làm giảm hiệu quả ngăn lây nhiễm của vaccine nhưng hiệu quả ngăn bệnh COVID-19 tiến triển xấu vẫn còn khá tốt.

3/ Hiện nay, chỉ còn một số nhỏ những người có hệ miễn dịch suy yếu, người có bệnh nền không đáp ứng với vaccine thì có nguy cơ cao khi nhiễm bệnh COVID-19. Nhưng với những nghiên cứu về thuốc điều trị COVID-19 trong thời gian qua thì chúng ta có khá nhiều các liệu pháp để điều trị cho nhóm người này nếu cần thiết và hệ thống y tế không còn bị quá tải như lúc trước khi có vaccine nữa.

Đứng ở khía cạnh xã hội thì việc lockdown làm ảnh hưởng nặng nền đến sự phát triển kinh tế, sức khỏe và tâm lý của người dân.

Tóm lại, đứng ở hầu hết các góc cạnh mà phân tích thì có vẻ chẳng ai có thể hiểu tại sao chính quyền của ông Tập Cận Bình vẫn giữ nguyên chính sách Zero-COVID cho đến nay! Mình thỉnh thoảng có nói chuyện với các nhà khoa học người Trung Quốc đang làm việc ở Mỹ về việc này và chính họ cũng chẳng hiểu vì sao người dân của họ lại “sợ” COVID-19 đến thế?!

Nếu các bạn nhìn vào đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XX vừa được tổ chức vào giữa tháng 10 vừa qua (hình trong bài) thì với kiểu xếp ghế ngồi gần sát nhau, các vị quan chức lớn ngồi hàng đầu không đeo khẩu trang và thậm chí họ còn chơi kèn trong hội trường thì có lẽ không phải họ “sợ” COVID-19 đến thế đâu! Câu trả lời cho câu hỏi trên có lẽ không phải nằm ở khía cạnh khoa học hay y tế mà ở khía cạnh chính trị!

Mong nhân dân Trung Hoa sớm tìm được lối ra không những cho đại dịch COVID-19 mà cho chính cuộc sống của họ!

Bảo trọng nhe bà con!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 20184:00 SA
Có sự khác biệt giữa người làm việc nhiều và người bị cuốn vào việc ngoài tầm kiểm soát. Ranh giới nằm ở chỗ nào?
Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 20189:00 CH
Khi trận động đất sóng thần xảy ra vào năm 2011, lại một lần nữa, thế giới phải nghiêng mình trước tinh thần quật cường của người dân Nhật Bản trước thảm họa.
Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 20188:00 SA
Cho dù đã đóng chặt các cửa, cả đêm lão – gọi là lão vì khứa cũng đã ngoài 60 – vẫn không ngủ được vì tiếng pháo vẫn nhẹ nhàng, âm thầm và lì lợm,
Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 20182:30 SA
Ngày 9 tháng 1, trong phiên xử Phạm Công Danh và các đồng phạm “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”
Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 20181:00 SA
Tất cả chúng ta phải cảm ơn Henry Ford vì đã "phát minh" ra khái niệm 2 ngày nghỉ cuối tuần. Tuy nhiên, lý do thực sự đằng sau không được nhân văn cho lắm.
Thứ Bảy, 13 Tháng Giêng 201810:00 SA
Nhà hoạt động môi trường hàng đầu của Nga là một trong số hơn một triệu người -đa phần còn trẻ và có trình độ học vấn cao- đã đóng gói hành lý và rời khỏi đất nước trong những năm gần đ
Thứ Sáu, 12 Tháng Giêng 201811:00 SA
Hiệu ứng nhãn tiền của một vụ nổ bom là lửa và khói. Tuy nhiên, những thứ gây nguy hiểm cho chúng ta gồm 2 yếu tố: mảnh vụn, và chấn động (blast wave).
Thứ Sáu, 12 Tháng Giêng 20183:30 SA
Tính chất, mức độ phản kháng đối với chuyện thu phí cho những công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT càng lúc càng mãnh liệt
Thứ Năm, 11 Tháng Giêng 20185:56 CH
Tại sao trước đấy, không nghe ai lên tiếng đòi tháo còng cho chúng tôi, những Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân,
Thứ Năm, 11 Tháng Giêng 20188:00 SA
đầy người xa lạ nhưng lúc rời đi thì họ đã có thêm 10 người bạn mới, lên lịch cho một cuộc hẹn ăn trưa vào ngày hôm sau, và một lời hứa hẹn sẽ giới thiệu họ làm quen với ai đó.