Về đề cương “hoạt động quân sự phi chiến tranh” của Trung Quốc

Chủ Nhật, 19 Tháng Sáu 20226:00 SA(Xem: 2214)
Về đề cương “hoạt động quân sự phi chiến tranh” của Trung Quốc

Trương Nhân Tuấn

18-6-2022

Báo chí nước ngoài bình luận về động thái mới đây của TQ về việc quốc gia này vừa công bố (hôm 15-6) đề cương cho một hành lang pháp lý mới, khá đặc biệt, mang tên “hoạt động quân sự phi chiến tranh“. Nhiều ý kiến so sánh việc này với “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga đang xảy ra ở Ukraine. Trang RFI tiếng Việt hôm qua ghi lại nội dung đề cương như sau:

“Các hoạt động của quân đội (có mục đích) ngăn chặn và hóa giải các rủi ro và thách thức, xử lý các tình huống khẩn cấp, bảo vệ con người và tài sản, bảo vệ chủ quyền quốc gia…”

Tức là TQ sẽ ra một bộ luật cho phép quân đội sử dụng vũ lực mà không phải tuyên bố chiến tranh. Điều cần bàn là không gian áp dụng luật mới về quân sự này của TQ.

Đồng thời với đề cương về “hoạt động quân sự phi chiến tranh” TQ cho hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba, mang tên Phúc kiến. Theo tin tức báo chí, chiếc này tối tân và vượt trội hơn hai chiếc Sơn Đông và Liêu Ninh.

Mục đích ra hành lang pháp lý mới của TQ là nhắm vào đâu? Quốc gia nào?

Theo tôi, động thái này của TQ có thể sẽ không nhắm vào VN, mặc dầu mục tiêu “bảo vệ chủ quyền quốc gia” của TQ liên quan đến tranh chấp VN và TQ về chủ quyền hai quần đảo HS và TS.

Bởi vì VN đã bị TQ “nắm thóp”. VN đã thua đậm trong “cuộc chiến công hàm”, xảy ra ở văn phòng Thư ký LHQ từ cuối năm 2019.

VN đã không thể phản biện được các lập luận của TQ, đặc biệt ở công hàm Phạm Văn Đồng 1958. Không phản biện được là thua.

Công hàm nói qua nói lại, cũng là một hình thức chiến tranh pháp lý.

TQ cho rằng VN đã bị “estopped”, tức VN không thể “nói ngược” lại với những gì VN đã đồng thuận với TQ ngày trước. Theo các văn kiện mà TQ đã đệ trình, VNDCCH công nhận “chủ quyền Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa) thuộc TQ”.

Dựa vào công hàm 1958 TQ có lý do để “thâu hồi các lãnh thổ đã bị địch chiếm đóng”.

Vụ Hoàng Sa năm 1974, vụ Trường Sa năm 1988, TQ sử dụng vũ lực để tấn công VN. Ở hai cuộc chạm súng TQ đều nêu một danh nghĩa “giải phóng các vùng lãnh thổ đã bị địch chiếm đóng về với tổ quốc”. Vì vậy đối với VN, TQ sẽ không cần hành lang pháp lý nào hết.

Chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS rồi. Của TQ thì TQ sẽ lấy lại, khi nào thấy thuận tiện.

Theo tôi, dự án về luật quân sự mới của TQ có thể nhắm vào Đài Loan và Nhật.

Đài Loan tôi đã viết nhiều lần. TQ thế nào cũng sẽ “thống nhứt đất nước” với Đài Loan. Điều chưa biết là khi nào thống nhứt và thống nhứt bằng phương tiện gì? Hòa bình hay chiến tranh?

Tình hình hiện nay nội bộ Đài Loan có khuynh hướng tuyên bố quốc gia độc lập. Vụ hôm trước, quan chức Đài Loan cho rằng eo biển Formosa là “eo biển quốc tế” cho ta thấy ý đồ của chính phủ Thái Anh Văn. Vụ này TQ phản đối mãnh liệt. Họ cho rằng eo biển Đài Loan thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của TQ.

Nếu Đài Loan là “quốc gia độc lập, có chủ quyền” thì phía Đài Loan nói đúng: Eo biển Formosa là “eo biển quốc tế”, kiểu eo biển Malacca. Bởi vì vùng biển này thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của cả hai quốc gia. Nhưng nếu Đài Loan là một lãnh thổ của TQ, dĩ nhiên eo biển Formosa thuộc quyền tài phán 100% của TQ.

Tình hình Đài Loan phải nói như ngồi trên lửa. Không tuyên bố độc lập, kiểu VNCH trước kia, thì trước sau gì Đài Loan cũng bị lục địa “thống nhứt” (bằng vũ lực).

Còn nếu bây giờ tuyên bố độc lập, thì TQ sẽ vịn vào luật “chống ly khai” để sử dụng vũ lực tức thời.

Tiến thoái lưỡng nan. Nhưng tuyên bố độc lập thì Đài Loan còn một con đường sống, như Ukraine.

Vì khi Đài Loan độc lập, như Ukraine, chiến tranh xảy ra sẽ là vấn đề thuộc phạm vi “quốc tế”. Các quốc gia (dân chủ) có thể tận lực giúp Đài Loan không bị lục địa thôn tính.

Nếu không tuyên bố độc lập, Đài Loan sẽ lâm vào tình trạng VNCH ngày xưa, chuyện “nội bộ” của một quốc gia. Đài Loan sẽ bị lục địa “giải phóng” hay “thống nhứt đất nước” mà không quốc gia nào có thẩm quyền can thiệp.

Đề cương “hoạt động quân sự phi chiến tranh” của TQ nhằm để “lót sân”, phòng hờ trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập và được các quốc gia công nhận hàng loạt.

Đối với Nhật, TQ có tranh chấp quần đảo Điếu ngư, Nhật gọi là Senkaku. Lập trường cá nhân của tôi là tôi không ủng hộ Nhật trong tranh chấp này. Nhật không ủng hộ VN trong vấn đề HS và TS thì tôi không có lý do để ủng hộ Nhật.

TQ có thể sử dụng vũ lực giới hạn để “giải phóng” đảo Điếu Ngư. Việc này xảy ra thì Mỹ sẽ can thiệp. Điều 5 Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ có ghi rõ Senkaku thuộc lãnh thổ của Nhật và Mỹ sẽ bảo vệ nếu bị tấn công.

Nhưng dự án luật của TQ có thể còn nhắm vào Úc và các đảo quốc rải rác, ở giữa TQ và Úc. Vụ này là chuyện khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 23 Tháng Mười Hai 20173:30 SA
Tổng kết tình hình năm 2017, các nhà bình luận quốc tế bàn tán sôi nổi về mối quan hệ Việt – Mỹ và mối quan hệ Việt – Trung trong năm qua.
Thứ Sáu, 22 Tháng Mười Hai 201710:00 CH
( HNPD ) Hẳn ai cũng có thể hình dung được cái cảm giác khi đang đi lạc trong đường hầm ẩm thấp tăm tối, lại được nhìn thấy ánh sáng le lói phía xa xa?
Thứ Sáu, 22 Tháng Mười Hai 20178:01 CH
Trên mạng hay tại cửa hiệu, người tiêu thụ đang đổ dồn vào đủ loại sản phẩm do các tu sĩ sản xuất. Từ các loại mỹ phẩm hay chăm sóc da như bôm, tinh dầu, xà phòng, cho đến thực phẩm như rượu,
Thứ Sáu, 22 Tháng Mười Hai 20178:00 SA
Phi công không được để râu, đi vệ sinh phải lần lượt từng người và bình oxy chỉ đủ thở trong 15 phút là điều hiếm ai ngờ tới.
Thứ Sáu, 22 Tháng Mười Hai 20173:00 SA
Nhiều, là tự cách ly khỏi xã hội, là lập dị thiểu năng. Nhưng bạn có biết rằng người sống được một mình mới chính là người tự do và tài năng nhất?
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 20178:00 SA
Giống như tất cả những người hành nghề trong thứ nghề nghiệp ra đời từ lâu đời nhất trong lịch sử, Cortana Blue bán thân xác của mình.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 20175:00 SA
Không phải ai ra ở nước ngoài cũng sẽ cảm thấy giàu hơn hẳn. Sarah Treleaven khám phá thấy một số những khó khăn không ngờ.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 20171:00 SA
Chiến dịch hashtag #MeToo (Cả tôi nữa) xuất hiện sau khi rộ lên các cáo buộc Harvey Weinstein tấn công tình dục
Thứ Tư, 20 Tháng Mười Hai 20172:02 CH
Mỗi năm hai lần, những phi công Hoa Kỳ tại căn cứ không quân Andrew của Maryland lại đón một đôi bé trai, bé gái “gia nhập” binh chủng của mình. Một ngày. Với quân phục, mũ bay thật sự của binh chủng
Thứ Ba, 19 Tháng Mười Hai 201711:59 SA
William James – ký giả của tờ báo New York Times đã cải trang thành một người lang thang, nghèo khổ và què một chân. Anh đã trà trộn và sống với những người vô gia cư ở Miami,