Về đề cương “hoạt động quân sự phi chiến tranh” của Trung Quốc

Chủ Nhật, 19 Tháng Sáu 20226:00 SA(Xem: 2174)
Về đề cương “hoạt động quân sự phi chiến tranh” của Trung Quốc

Trương Nhân Tuấn

18-6-2022

Báo chí nước ngoài bình luận về động thái mới đây của TQ về việc quốc gia này vừa công bố (hôm 15-6) đề cương cho một hành lang pháp lý mới, khá đặc biệt, mang tên “hoạt động quân sự phi chiến tranh“. Nhiều ý kiến so sánh việc này với “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga đang xảy ra ở Ukraine. Trang RFI tiếng Việt hôm qua ghi lại nội dung đề cương như sau:

“Các hoạt động của quân đội (có mục đích) ngăn chặn và hóa giải các rủi ro và thách thức, xử lý các tình huống khẩn cấp, bảo vệ con người và tài sản, bảo vệ chủ quyền quốc gia…”

Tức là TQ sẽ ra một bộ luật cho phép quân đội sử dụng vũ lực mà không phải tuyên bố chiến tranh. Điều cần bàn là không gian áp dụng luật mới về quân sự này của TQ.

Đồng thời với đề cương về “hoạt động quân sự phi chiến tranh” TQ cho hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba, mang tên Phúc kiến. Theo tin tức báo chí, chiếc này tối tân và vượt trội hơn hai chiếc Sơn Đông và Liêu Ninh.

Mục đích ra hành lang pháp lý mới của TQ là nhắm vào đâu? Quốc gia nào?

Theo tôi, động thái này của TQ có thể sẽ không nhắm vào VN, mặc dầu mục tiêu “bảo vệ chủ quyền quốc gia” của TQ liên quan đến tranh chấp VN và TQ về chủ quyền hai quần đảo HS và TS.

Bởi vì VN đã bị TQ “nắm thóp”. VN đã thua đậm trong “cuộc chiến công hàm”, xảy ra ở văn phòng Thư ký LHQ từ cuối năm 2019.

VN đã không thể phản biện được các lập luận của TQ, đặc biệt ở công hàm Phạm Văn Đồng 1958. Không phản biện được là thua.

Công hàm nói qua nói lại, cũng là một hình thức chiến tranh pháp lý.

TQ cho rằng VN đã bị “estopped”, tức VN không thể “nói ngược” lại với những gì VN đã đồng thuận với TQ ngày trước. Theo các văn kiện mà TQ đã đệ trình, VNDCCH công nhận “chủ quyền Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa) thuộc TQ”.

Dựa vào công hàm 1958 TQ có lý do để “thâu hồi các lãnh thổ đã bị địch chiếm đóng”.

Vụ Hoàng Sa năm 1974, vụ Trường Sa năm 1988, TQ sử dụng vũ lực để tấn công VN. Ở hai cuộc chạm súng TQ đều nêu một danh nghĩa “giải phóng các vùng lãnh thổ đã bị địch chiếm đóng về với tổ quốc”. Vì vậy đối với VN, TQ sẽ không cần hành lang pháp lý nào hết.

Chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS rồi. Của TQ thì TQ sẽ lấy lại, khi nào thấy thuận tiện.

Theo tôi, dự án về luật quân sự mới của TQ có thể nhắm vào Đài Loan và Nhật.

Đài Loan tôi đã viết nhiều lần. TQ thế nào cũng sẽ “thống nhứt đất nước” với Đài Loan. Điều chưa biết là khi nào thống nhứt và thống nhứt bằng phương tiện gì? Hòa bình hay chiến tranh?

Tình hình hiện nay nội bộ Đài Loan có khuynh hướng tuyên bố quốc gia độc lập. Vụ hôm trước, quan chức Đài Loan cho rằng eo biển Formosa là “eo biển quốc tế” cho ta thấy ý đồ của chính phủ Thái Anh Văn. Vụ này TQ phản đối mãnh liệt. Họ cho rằng eo biển Đài Loan thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của TQ.

Nếu Đài Loan là “quốc gia độc lập, có chủ quyền” thì phía Đài Loan nói đúng: Eo biển Formosa là “eo biển quốc tế”, kiểu eo biển Malacca. Bởi vì vùng biển này thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của cả hai quốc gia. Nhưng nếu Đài Loan là một lãnh thổ của TQ, dĩ nhiên eo biển Formosa thuộc quyền tài phán 100% của TQ.

Tình hình Đài Loan phải nói như ngồi trên lửa. Không tuyên bố độc lập, kiểu VNCH trước kia, thì trước sau gì Đài Loan cũng bị lục địa “thống nhứt” (bằng vũ lực).

Còn nếu bây giờ tuyên bố độc lập, thì TQ sẽ vịn vào luật “chống ly khai” để sử dụng vũ lực tức thời.

Tiến thoái lưỡng nan. Nhưng tuyên bố độc lập thì Đài Loan còn một con đường sống, như Ukraine.

Vì khi Đài Loan độc lập, như Ukraine, chiến tranh xảy ra sẽ là vấn đề thuộc phạm vi “quốc tế”. Các quốc gia (dân chủ) có thể tận lực giúp Đài Loan không bị lục địa thôn tính.

Nếu không tuyên bố độc lập, Đài Loan sẽ lâm vào tình trạng VNCH ngày xưa, chuyện “nội bộ” của một quốc gia. Đài Loan sẽ bị lục địa “giải phóng” hay “thống nhứt đất nước” mà không quốc gia nào có thẩm quyền can thiệp.

Đề cương “hoạt động quân sự phi chiến tranh” của TQ nhằm để “lót sân”, phòng hờ trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập và được các quốc gia công nhận hàng loạt.

Đối với Nhật, TQ có tranh chấp quần đảo Điếu ngư, Nhật gọi là Senkaku. Lập trường cá nhân của tôi là tôi không ủng hộ Nhật trong tranh chấp này. Nhật không ủng hộ VN trong vấn đề HS và TS thì tôi không có lý do để ủng hộ Nhật.

TQ có thể sử dụng vũ lực giới hạn để “giải phóng” đảo Điếu Ngư. Việc này xảy ra thì Mỹ sẽ can thiệp. Điều 5 Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ có ghi rõ Senkaku thuộc lãnh thổ của Nhật và Mỹ sẽ bảo vệ nếu bị tấn công.

Nhưng dự án luật của TQ có thể còn nhắm vào Úc và các đảo quốc rải rác, ở giữa TQ và Úc. Vụ này là chuyện khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 201811:00 SA
Năm 1998, Giáo sư Lỗ Diễm Phương và hàng chục nhà khoa học người Mỹ đã tiến hành thí nghiệm với các khí công sư ở Trung Quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 20188:00 SA
Những người đang trong men say tình yêu đều hy vọng tình yêu ấy ngày càng ấm nồng, thân thiết và bền lâu. Nhưng làm sao để có được sự hoàn mỹ ấy? Thì đây là một chút kinh nghiệm dành cho bạn.
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 20181:00 SA
Một người có số mệnh không như ý vẫn có thể cải biến được, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người đó.
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20183:00 CH
Các doanh nghiệp Nhật Bản đang lên kế hoạch cho nền kinh tế ngoài Trái đất bằng cách ủng hộ sứ mệnh đặt chân lên Mặt trăng vào năm 2020 của Ispace, một công ty khởi nghiệp non trẻ của nước này.
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20184:00 SA
Một số quốc gia Châu Á từng ở mức thấp hơn Việt Nam Cộng Hoà trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục, kinh tế, quân sự đã vượt Việt Nam, được Cộn
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20182:30 SA
Đây là gia đình cụ Kình – một gia đình bình thường, sống giữa những người hàng xóm bình thường, trong một ngôi làng bình thường của nông thôn Bắc Bộ.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20187:00 CH
Trong nhiều nền văn hóa, người dân duy trì một tập tục mê tín phổ biến là gõ khớp ngón tay của mình lên một mảnh gỗ để lấy may hay tránh xui xẻo
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20186:16 CH
Tôi là Nguyễn Đình Ngọc (blogger Nguyễn Ngọc Già), về nhà hôm 27/12/2017, sau 3 năm tù, trải qua 4 trại tù: số 4 Phan Đăng Lưu, Chí Hòa, Bố Lá (Bình Dương) và Xuân Lộc (Đồng Nai).
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 201811:59 SA
Đức Giáo hoàng Francis phải trải qua bài kiểm tra lớn nhất đối với các kỹ năng ngoại giao và giao tiếp của mình kể từ khi đảm nhận chức vụ cao nhất trong thế giới Thiên chúa giáo chỉ hơn một năm trước đây.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20189:00 SA
Bức thư khổng lồ được viết trên mặt đất vừa được gửi tới một phi hành gia đang ở bên ngoài vũ trụ của NASA. Câu chuyện ý nghĩa và hành trình