Mối lo về siêu dự án thủy điện của Trung Quốc

Thứ Ba, 15 Tháng Ba 20225:00 CH(Xem: 2942)
Mối lo về siêu dự án thủy điện của Trung Quốc
dap-thuy-dien-7124-1618223822

Giới chuyên gia cảnh báo kế hoạch xây siêu đập thủy điện của Trung Quốc trên dãy Himalaya có thể đe dọa hệ sinh thái và các nước láng giềng.

Sông Yarlung Tsangpo, nhánh thượng nguồn của Brahmaputra ở Medog, Tây Tạng. Ảnh: AFP.

Sông Yarlung Tsangpo, nhánh thượng nguồn của Brahmaputra ở Medog, Tây Tạng. Ảnh: AFP.

Theo Kế hoạch 5 năm chiến lược lần thứ 14 được công bố vào tháng trước, Trung Quốc có dự định xây dựng một con đập khổng lồ ở khu tự trị Tây Tạng, với khả năng sản xuất điện nhiều gấp ba lần đập Tam Hiệp, công trình thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay trên sông Trường Giang.

Siêu đập mới sẽ bắc qua sông Brahmaputra ở huyện Medog, thuộc địa khu Nyingchi của Tây Tạng. Đây là một trong những con sông lớn nhất châu Á với tổng chiều dài hơn 3.800 km. Nó khởi nguồn từ dãy Himalaya ở Tây Tạng, sau đó chảy qua Ấn Độ, Bangladesh và cuối cùng đổ ra vịnh Bengal.

Bắc Kinh nhấn mạnh dự án này là một giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch thân thiện với môi trường, nhưng nó có nguy cơ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà hoạt động vì môi trường và quốc gia láng giềng.

“Xây dựng một con đập có kích thước siêu lớn là ý tưởng thực sự tồi tệ vì nhiều lý do”, Brian Eyler, Giám đốc chương trình năng lượng, nước và tính bền vững tại Trung tâm Stimson, một tổ chức tư vấn của Mỹ, chia sẻ.

Ngoài mối lo về hoạt động địa chấn, khu vực sông Brahmaputra còn chứa đựng sự đa dạng sinh học độc đáo. Con đập sẽ ngăn chặn quá trình di cư của cá, cũng như dòng chảy phù sa làm màu mỡ đất trong các trận lũ lụt theo mùa ở vùng hạ lưu.

Bên cạnh đó, hàng triệu cư dân sống dọc sông Brahmaputra có thể sẽ phải di dời tới nơi ở mới, giống như những gì đã xảy ra với dự án đập Tam Hiệp. Các chuyên gia cảnh báo hoạt động địa chấn có thể biến hồ chứa phía trong đập thành một “quả bom nước” đối với cư dân ở hạ lưu.

Trước thông tin về siêu dự án thủy điện mới của Trung Quốc, Ấn Độ đã bảy tỏ sự lo lắng. Chính phủ nước này thậm chí đang tính đến việc xây dựng một con đập khác ở hạ nguồn sông Brahmaputra để dự trữ nước.

“Vẫn còn nhiều thời gian để Ấn Độ đàm phán với Trung Quốc về tương lai của siêu đập và những tác động của nó. Một kết quả tồi tệ sẽ phải chứng kiến thêm một con đập khác được xây dựng ở hạ lưu”, nhà khoa học chính trị Brahma Chellaney viết trên tờ Times of India.

Đoàn Dương (Theo AFP)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20181:00 CH
Cũng chẳng sai khi nói thời gian là một đại lượng không ổn định, vì thực tế cho thấy nó phụ thuộc rất nhiều vào cảm giác của chúng ta
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20183:00 SA
Mặc dù rất nhiều người cảm thấy bị sốc khi lần đầu tiên đến với thành phố hỗn loạn và lớn nhất Việt Nam,
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20187:00 SA
Hơn hai thập kỷ qua, phong trào tâm lý học tích cực (positive psychology) đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong tâm lý như hạnh phúc, tiềm năng phát triển của con người.
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20181:30 SA
Đôi khi tôi tự hỏi, trong một truyện cổ tích khác, đội tuyển Đức đấu với đội tuyển Việt ở chung kết World Cup,
Chủ Nhật, 04 Tháng Hai 20188:00 SA
Tu trăm năm mới được ngồi chung thuyền, tu nghìn năm mới được nên duyên vợ chồng”.Dẫu là thiện duyên hay ác duyê
Thứ Bảy, 03 Tháng Hai 20182:30 SA
Tôi hoàn toàn đồng ý với các vị ấy. Nghĩa là, tôi công nhận, nếu, không có bác hồ và đảng CSVN lãnh đạo thì đất nước chúng ta rõ ràng không có ngày NHƯ hôm nay.
Thứ Sáu, 02 Tháng Hai 20184:00 CH
Tôi không định kể chuyện tiếu lâm. Đáng tiếc là phần ngạo mạn và ngộ nhận trí tuệ từ thâm căn cố đế của người Việt lại biến những mẩu chuyện dưới
Thứ Sáu, 02 Tháng Hai 201811:59 SA
Lão hóa luôn là vấn đề khiến phụ nữ phải đau đầu. Khi lão hóa bắt đầu thì da sẽ là bộ phận đầu tiên biểu hiện ra quá trình này bằng việc xuất các nếp nhăn, chảy xệ và đen sạm… Bên cạnh đó, một số thói quen dưới đây tưởng như vô hại nhưng sẽ đẩy n