Mối lo về siêu dự án thủy điện của Trung Quốc

Thứ Ba, 15 Tháng Ba 20225:00 CH(Xem: 2919)
Mối lo về siêu dự án thủy điện của Trung Quốc
dap-thuy-dien-7124-1618223822

Giới chuyên gia cảnh báo kế hoạch xây siêu đập thủy điện của Trung Quốc trên dãy Himalaya có thể đe dọa hệ sinh thái và các nước láng giềng.

Sông Yarlung Tsangpo, nhánh thượng nguồn của Brahmaputra ở Medog, Tây Tạng. Ảnh: AFP.

Sông Yarlung Tsangpo, nhánh thượng nguồn của Brahmaputra ở Medog, Tây Tạng. Ảnh: AFP.

Theo Kế hoạch 5 năm chiến lược lần thứ 14 được công bố vào tháng trước, Trung Quốc có dự định xây dựng một con đập khổng lồ ở khu tự trị Tây Tạng, với khả năng sản xuất điện nhiều gấp ba lần đập Tam Hiệp, công trình thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay trên sông Trường Giang.

Siêu đập mới sẽ bắc qua sông Brahmaputra ở huyện Medog, thuộc địa khu Nyingchi của Tây Tạng. Đây là một trong những con sông lớn nhất châu Á với tổng chiều dài hơn 3.800 km. Nó khởi nguồn từ dãy Himalaya ở Tây Tạng, sau đó chảy qua Ấn Độ, Bangladesh và cuối cùng đổ ra vịnh Bengal.

Bắc Kinh nhấn mạnh dự án này là một giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch thân thiện với môi trường, nhưng nó có nguy cơ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà hoạt động vì môi trường và quốc gia láng giềng.

“Xây dựng một con đập có kích thước siêu lớn là ý tưởng thực sự tồi tệ vì nhiều lý do”, Brian Eyler, Giám đốc chương trình năng lượng, nước và tính bền vững tại Trung tâm Stimson, một tổ chức tư vấn của Mỹ, chia sẻ.

Ngoài mối lo về hoạt động địa chấn, khu vực sông Brahmaputra còn chứa đựng sự đa dạng sinh học độc đáo. Con đập sẽ ngăn chặn quá trình di cư của cá, cũng như dòng chảy phù sa làm màu mỡ đất trong các trận lũ lụt theo mùa ở vùng hạ lưu.

Bên cạnh đó, hàng triệu cư dân sống dọc sông Brahmaputra có thể sẽ phải di dời tới nơi ở mới, giống như những gì đã xảy ra với dự án đập Tam Hiệp. Các chuyên gia cảnh báo hoạt động địa chấn có thể biến hồ chứa phía trong đập thành một “quả bom nước” đối với cư dân ở hạ lưu.

Trước thông tin về siêu dự án thủy điện mới của Trung Quốc, Ấn Độ đã bảy tỏ sự lo lắng. Chính phủ nước này thậm chí đang tính đến việc xây dựng một con đập khác ở hạ nguồn sông Brahmaputra để dự trữ nước.

“Vẫn còn nhiều thời gian để Ấn Độ đàm phán với Trung Quốc về tương lai của siêu đập và những tác động của nó. Một kết quả tồi tệ sẽ phải chứng kiến thêm một con đập khác được xây dựng ở hạ lưu”, nhà khoa học chính trị Brahma Chellaney viết trên tờ Times of India.

Đoàn Dương (Theo AFP)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 10 Tháng Hai 20182:00 SA
Có lẽ nhiều người đã nghe nhiều về ‘Hợp đồng hôn nhân’. Tuy nhiên, kiểu hợp đồng với những chế độ ưu đãi cực kỳ đặc biệt ở đất nước này chắc chắn sẽ khiến
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20188:00 CH
Cơ thể phụ nữ phải liên tục đấu tranh để khống chế sự trỗi dậy của giới tính nam và nam giới cũng đối mặt với cuộc chiến tương tự.
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20187:00 CH
Tục cúng ông Công, ông Táo có cả ở rất nhiều quốc gia châu Á nhưng ít ai biết được sự khác biệt Táo quân Việt Nam và Trung Quốc ở những điểm nào.
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20189:00 SA
Trong cuộc họp tới của bạn, hãy đợi đến những khoảng lặng trong cuộc hội thoại và thử ước lượng nó kéo dài bao lâu.
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20186:00 SA
Một trăm năm sau khi con tàu niêm phong kín đưa Lenin đến Ga Phần Lan và bắt đầu chuỗi sự kiện dẫn tới những trại lao động khổ sai của Stalin, ý tưởng rằng chúng ta nên quay trở lại với sự kiện lịch sử
Thứ Năm, 08 Tháng Hai 20188:09 CH
( HNPD ) Hãy về đây lắng nghe gã nhà quê xứ Thủ hài tội hồ bác cụ và việt gian việt cộng 73 năm tàn hại Đất nước
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20184:00 CH
Người Thái Lan không thích nói không. Điều này là hiển nhiên ngay cả trong những từ ngữ đơn giản nhất: "Có" ("vâng")