Trung Quốc đòi xây 'siêu đập' ở Tây Tạng

Thứ Hai, 19 Tháng Tư 202111:00 SA(Xem: 3254)
Trung Quốc đòi xây 'siêu đập' ở Tây Tạng

Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng một con đập lớn ở Tây Tạng, với sản lượng điện gấp ba lần đập thủy điện lớn nhất thế giới Tam Hiệp. Kế hoạch này khiến Ấn Độ lo ngại.

Theo AFP, công trình này sẽ bắc qua sông Brahmaputra, sau đó dòng nước từ dãy Himalaya và chảy vào Ấn Độ, dọc theo hẻm núi dài nhất và sâu nhất thế giới ở độ cao hơn 1.500 m.

Dự án ở quận Medog của Tây Tạng dự kiến ​​phá vỡ kỷ lục của đập Tam Hiệp, con đập lớn nhất thế giới nằm trên sông Trường Giang ở miền Trung của Trung Quốc. Khi được hoàn thiện, con đập mới ở Tây Tạng có thể sản xuất 300 tỷ kilowatt điện mỗi năm.

Dự án xây dựng đập này được đề cập trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc, được công bố vào tháng 3 tại kỳ họp quốc hội thường niên của nước này.

Tuy nhiên, kế hoạch không nêu rõ thông tin chi tiết về thời gian triển khai hay ngân sách cho dự án xây dựng đập.

dap thuy dien anh 1

Đập thủy điện Zangmu của Trung Quốc tại Tây Tạng, nằm ở phần thượng nguồn sông Brahmaputra/Yarlung Tsangpo. Ảnh: India Today.

Sông Brahmaputra, còn được gọi là Yarlung Tsangpo trong tiếng Tây Tạng, cũng có các con đập khác ở phía thượng nguồn. Sáu dự án đập đang trong quá trình xây dựng ở khu vực này.

Tuy nhiên, "siêu đập" nói trên là dự án đặc biệt gây chú ý.

Phía Bắc Kinh cho rằng các dự án lớn như thế này là giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch và thân thiện với môi trường hơn. Dù vậy, các nhà hoạt động bảo vệ môi trường chỉ trích dự án, giống như với công trình đập Tam Hiệp được xây dựng từ năm 1994 đến năm 2012.

Để xây hồ chứa cho nhà máy thủy điện Tam Hiệp, chính quyền di dời 1,4 triệu cư dân ở thượng nguồn.

Brian Eyler, chuyên gia cấp cao tại trung tâm tư vấn tài nguyên Stimson của Mỹ, cho biết: “Xây dựng một siêu đập như vậy là một ý tưởng thực sự tồi vì nhiều lý do".

Ngoài ảnh hưởng địa chất, dự án có thể làm mất đi sự đa dạng sinh học. Ông Eyler cho biết con đập sẽ ngăn các loài cá di cư, chặn dòng chảy mang phù sa vốn làm cho đất ở hạ lưu màu mỡ hơn.

Theo AFP, Ấn Độ bày tỏ lo ngại về dự án này, khi các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát phần lớn nguồn cung cấp nước ở Nam Á.

"Cuộc cạnh tranh nguồn nước là một phần quan trọng của chiến thuật vì chúng cho phép Trung Quốc tận dụng sức mạnh ở thượng nguồn đối với tài nguyên thiên nhiên thiết yếu nhất", nhà khoa học chính trị Brahma Chellaney viết trên tờ Times of India tháng trước.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20183:30 SA
Trong suốt một năm qua, từ ngày Tổng thống Donald J. Trump lên nhận chức, vấn đề nhập cư vào Mỹ đã là đề tài nóng vì chủ trương mới của lãnh đạo Mỹ.
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20181:00 SA
Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, tỷ trọng của Hoa Kỳ trong GDP thế giới đã giảm từ gần 30% xuống còn khoảng 18%. Các nền kinh tế tiên tiến khác cũng trải
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20179:01 SA
Phải thế chứ! Đơn nó gửi thanh tra tố cáo tội tham nhũng của Báu, nguyên Giám đốc Sở đã được xem xét
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20173:25 CH
Anh nuôi một bầy sói /Để xua đi cắn người. Và tưởng anh là nhất. /Vâng, anh mạnh nhất đời.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20175:16 SA
Giới cầm quyền cho hay Khối Cờ Đỏ do nhân dân ‘’tự động‘’ thành lập để đánh phá những người chống chế độ. Quả thực VN là một nước dân chủ: ai muốn lập đảng cứ lập, ai muốn biểu tình, cứ tự nhiên.