Trung Quốc đòi xây 'siêu đập' ở Tây Tạng

Thứ Hai, 19 Tháng Tư 202111:00 SA(Xem: 3268)
Trung Quốc đòi xây 'siêu đập' ở Tây Tạng

Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng một con đập lớn ở Tây Tạng, với sản lượng điện gấp ba lần đập thủy điện lớn nhất thế giới Tam Hiệp. Kế hoạch này khiến Ấn Độ lo ngại.

Theo AFP, công trình này sẽ bắc qua sông Brahmaputra, sau đó dòng nước từ dãy Himalaya và chảy vào Ấn Độ, dọc theo hẻm núi dài nhất và sâu nhất thế giới ở độ cao hơn 1.500 m.

Dự án ở quận Medog của Tây Tạng dự kiến ​​phá vỡ kỷ lục của đập Tam Hiệp, con đập lớn nhất thế giới nằm trên sông Trường Giang ở miền Trung của Trung Quốc. Khi được hoàn thiện, con đập mới ở Tây Tạng có thể sản xuất 300 tỷ kilowatt điện mỗi năm.

Dự án xây dựng đập này được đề cập trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc, được công bố vào tháng 3 tại kỳ họp quốc hội thường niên của nước này.

Tuy nhiên, kế hoạch không nêu rõ thông tin chi tiết về thời gian triển khai hay ngân sách cho dự án xây dựng đập.

dap thuy dien anh 1

Đập thủy điện Zangmu của Trung Quốc tại Tây Tạng, nằm ở phần thượng nguồn sông Brahmaputra/Yarlung Tsangpo. Ảnh: India Today.

Sông Brahmaputra, còn được gọi là Yarlung Tsangpo trong tiếng Tây Tạng, cũng có các con đập khác ở phía thượng nguồn. Sáu dự án đập đang trong quá trình xây dựng ở khu vực này.

Tuy nhiên, "siêu đập" nói trên là dự án đặc biệt gây chú ý.

Phía Bắc Kinh cho rằng các dự án lớn như thế này là giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch và thân thiện với môi trường hơn. Dù vậy, các nhà hoạt động bảo vệ môi trường chỉ trích dự án, giống như với công trình đập Tam Hiệp được xây dựng từ năm 1994 đến năm 2012.

Để xây hồ chứa cho nhà máy thủy điện Tam Hiệp, chính quyền di dời 1,4 triệu cư dân ở thượng nguồn.

Brian Eyler, chuyên gia cấp cao tại trung tâm tư vấn tài nguyên Stimson của Mỹ, cho biết: “Xây dựng một siêu đập như vậy là một ý tưởng thực sự tồi vì nhiều lý do".

Ngoài ảnh hưởng địa chất, dự án có thể làm mất đi sự đa dạng sinh học. Ông Eyler cho biết con đập sẽ ngăn các loài cá di cư, chặn dòng chảy mang phù sa vốn làm cho đất ở hạ lưu màu mỡ hơn.

Theo AFP, Ấn Độ bày tỏ lo ngại về dự án này, khi các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát phần lớn nguồn cung cấp nước ở Nam Á.

"Cuộc cạnh tranh nguồn nước là một phần quan trọng của chiến thuật vì chúng cho phép Trung Quốc tận dụng sức mạnh ở thượng nguồn đối với tài nguyên thiên nhiên thiết yếu nhất", nhà khoa học chính trị Brahma Chellaney viết trên tờ Times of India tháng trước.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu khi có người phê bình bạn, xin đừng vội biện giải cho bản thân, mà hãy thật sự nghiêm túc, thành khẩn và đối diện. Bởi vì, những người phê bình bạ
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp tư nhân là đúng hay sai? Sai, nhưng có vài trường hợp đặc biệt cần cân nhắc
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Phát” thì rất có nghề – như đã từng “phát” lia chia mà “động” thì… chẳng nhúc nhích gì! E rằng lại sẽ tương tự: “phát” thì có mà “triển” thì sẽ lại loay hoay như gà mắc tóc…
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Trong những năm qua, chúng ta đã nói quá nhiều đến sự vô cảm trong xã hội VN. Vô cảm đã trở thành một trong những “căn bệnh mãn tính”, cũng như tham nhũng, sự dối
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20177:58 SA
( HNPD )Nước chủ nhà Việt Nam không chỉ có tinh thần đó trong 200 năm mà là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40, Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Tôi thấy giật mình với một số doanh nhân xã hội chủ nghĩa hết mực ca ngợi và còn thích thú triết lý của ông Ma bên Tàu về việc những người thành công
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20175:25 SA
Donald Trump kêu gọi thực thi thương mại công bằng giữa các nước. "Chúng ta hãy chọn sự giàu có, tự do, chối bỏ phận nghèo nàn, tôi tớ", ông Trump nói.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Tôi xin giải thích vì sao làm việc nhóm là điều tất yếu nếu muốn làm chuyện lớn. Bạn có thể làm một nhân tài, nhưng bạn không thể nào
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ngày mai bạn không nhìn thấy mặt trời, mọi mơ ước sẽ chìm trong bóng tối, mọi cánh cửa cuộc đời đều khép lại, bạn sẽ làm gì?
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201711:58 SA
Tâm lý ai cũng muốn dùng đồ mới vì mẫu mã bắt mắt và chất lượng sẽ đảm bảo hơn… Nhưng suy xét về mặt sức khoẻ thì một số vật dụng dùng đồ cũ lại an toàn, về mặt kinh tế cũng tiết kiệm cho bạn một phần.