Tư tưởng Phật gia: Sinh mệnh đời người rốt cuộc dài bao lâu?

Chủ Nhật, 09 Tháng Sáu 20197:00 SA(Xem: 4415)
Tư tưởng Phật gia: Sinh mệnh đời người rốt cuộc dài bao lâu?

Ngày nọ, khi một vị cao tăng cùng các đệ tử của mình đàm luận về sinh mệnh đời người, ông trầm tĩnh hỏi các đệ tử: “Các con hãy cho ta biết, sinh mệnh của con người thọ được bao lâu?”

phật Thích Ca Mâu Ni
(Hình minh họa: Qua keithberr.com)

Một vị đệ tử nhanh nhảu trả lời trước: “Thưa Sư phụ, sinh mệnh của một người thông thường kéo dài mấy chục năm là kết thúc!”

Vị cao tăng lắc đầu và nói: “Con hoàn toàn chưa hiểu được đạo lý này rồi!”.

Một vị đệ tử khác thấy vậy liền trả lời: “Thưa Sư phụ, sinh mệnh con người cũng giống như cỏ cây, mùa xuân nảy lộc đâm chồi, mùa đông khô héo, hoá thành cát bụi!”.

Vị cao tăng mỉm cười rồi nói: “Con đã có thể xét đến sự ngắn ngủi của sinh mệnh, nhưng cũng vẫn chưa minh tỏ đạo lý!”

Lát sau, một đệ tử khác lại nói: “Thưa Sư phụ, thời gian của sinh mệnh con người cũng giống như loài phù du, sớm sinh tối diệt, cùng lắm chỉ dài bằng một đêm thôi!”.

Vị cao tăng nghe xong, nói: “Con đã có cái nhìn sâu hơn đối với hiện tượng sớm nở tối tàn của sinh mệnh, nhưng đó vẫn chưa phải là thấu tỏ chân lý!”

Chúng đệ tử ngày càng đưa ra nhiều câu trả lời và tranh luận sôi nổi không ngớt. Bỗng một đệ tử nói: “Thưa Sư phụ, con cho rằng sinh mệnh của con người chỉ dài bằng thời gian của một hơi thở mà thôi!”

Vị đệ tử ấy vừa dứt lời, mọi người đều kinh ngạc và im lặng chờ sự khai thị. Vị cao tăng mỉm cười trả lời:

“Con nói đúng rồi! Tuổi thọ của sinh mệnh chỉ dài như một hơi thở. Không còn thở nữa thì đã là sang đời sau rồi. Chỉ có nhận thức như vậy mới thực sự trải nghiệm được sự tinh tuý của sinh mệnh.

Các đệ tử! Các con chớ nên thảnh thơi lười biếng, cho rằng đời người rất dài giống như kiếp phù du, như cỏ hoa, hay dài đến mấy chục năm. Tuổi thọ của con người thực ra chỉ dài bằng thời gian một hơi thở mà thôi, vậy nên phải trân trọng mỗi phút giây của sinh mệnh!”

Quá khứ có câu rằng: Một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất. Trong các truyện cổ Nhật Bản, truyện cổ Andersen, truyện cổ Trung Hoa và cả truyện cổ Việt Nam đều có đề cập tới vấn đề này. Taro xuống thủy cung một ngày, trên mặt đất đã là mấy trăm năm. Từ Thức vào động tiên vài năm, trở lại đã ra người thiên cổ. Vậy nên với cõi khác mà nói, sinh mệnh con người đúng là chỉ như một hơi thở mà thôi, ngoảnh đi ngoảnh lại đã mất rồi. Cho nên người tu hành thời xưa cho rằng không nên lãng phí sinh mệnh của mình ở những việc mà mình nhất định sẽ hối hận.

Xã hội hiện đại với nhịp sống nhanh chóng và bận rộn, nhiều người cho rằng đời người là một chặng đường rất dài, khi còn trẻ phải biết hưởng thụ để về già không hối tiếc. Chẳng phải quan niệm này đã khiến bao người phải hối hận mãi trước khi lìa đời sao?

Người ta khi chỉ biết hưởng thụ, sống hết mình với những trò tiêu khiển sẽ phóng túng, buông thả bản thân. Từ đó có thể khiến cho sinh mệnh sa đọa, biến chất. Cử chỉ, hành vi của một người một khi không khống chế được nữa thì tự nhiên sẽ gây ra hậu quả, khiến bản thân bất lương, lý trí trở nên yếu kém, không còn kiêng nể điều gì, đánh mất nguyên tắc làm người khiến người ấy cả đời hối hận.

Trong cuộc sống ngày nay, ai ai cũng bận rộn với việc mưu cầu của mình nhưng đừng cho rằng ngày hôm nay đã qua đi thì còn có ngày mai, bởi vì mọi chuyện đều là không thể nói trước được, có một số việc ngày hôm nay không làm sẽ vĩnh viễn không còn cơ hội, có những dục vọng đạt được rồi nhưng lại nhận ra đó không phải là mục đích của cuộc đời mình.

Chúng ta vẫn nghe có câu nói rằng: “Sinh có hạn, tử bất kỳ”. Trong cõi nhân gian này, không ai biết được chính xác tương lai mình còn lại bao lâu. Vì vậy, hãy trân quý hết thảy những gì ở hiện tại và làm những điều tốt đẹp, làm nhiều việc tốt, việc thiện, tích đức để không phải hối tiếc. Đó cũng chính là hành trang vĩnh hằng để chúng ta mang theo bên mình đi đến một tương lai tươi sáng.

An Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Thế gian có hai kiểu người, một là người biết nỗ lực tiến lên và thay đổi vận mệnh của chính mình, hai là dậm chân tại chỗ để thụt lùi về sau. Vậy điều gì làm lên sự khác biệt đó?
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Vào đầu thế kỷ 20, ở một ngôi làng thuộc huyện Bình Nguyên, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có một gia đình nông dân, trong nhà có một ông cụ sống cùng với người cháu trai của mình.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20174:00 CH
“Cha có tiền, con thì không. Tiền của cha là tiền do chính cha cố gắng nỗ lực để kiếm ra, tương lai con cũng có thể kiếm được tiền bằng sức lao động của chính con”.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20173:00 CH
“Giữa bức tường sừng sững cứng rắn và trứng gà, người trí thức phải luôn đứng về bên trứng gà”? Đó là bởi vì nếu bạn không đứng về phía trứng gà, trứng gà chắc chắn sẽ bị vỡ nát
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu không có sự chuẩn bị hoặc chỉ đạo, nhiều nhà quản lý mới bỏ qua cách làm khuôn mẫu để chỉ đạo nhân viên, nhưng việc này thay vì giúp dẫn dắt họ lại có thể gây ra phản tác dụn
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20175:30 SA
( HNPD )Thế giới ngày nay, việc đem binh chinh phục một quốc gia dù nhỏ bé cũng là sự kiện trọng đại.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20173:00 CH
APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng là sự kiện lớn ở Việt Nam với nguyên thủ của các cường quốc hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga… tham dự.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Cụ bà Trịnh Văn Bô/Hoàng Thị Minh Hồ, nữ doanh nhân có lòng yêu nước nồng nàn đã từ trần. Cuộc đời của một nữ doanh nhân thành đạt
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Giờ vậy. Tôi không thích chính quyền hiện tại, cũng là một người yêu tự do. Nhưng tôi rất dị ứng với mấy
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Ông Trump, Obama, hay Clinton,... mỗi người đến với Việt Nam đều có những lý do và bối cảnh riêng. Tuy nhiên, một điều không bao giờ đổi là: người dân Việt Nam ưa thích Mỹ