Theo dõi 5.000 thiên tài trong 45 năm, các nhà tâm lý học rút ra 6 điều

Chủ Nhật, 12 Tháng Năm 20195:00 SA(Xem: 6814)
Theo dõi 5.000 thiên tài trong 45 năm, các nhà tâm lý học rút ra 6 điều

Theo chân hàng ngàn em bé thông minh ‘sáng dạ hơn người’ trong suốt 45 năm, các nhà tâm lý học đã rút ra được một đôi điều về cách nuôi dạy một thiên tài.

Albert-Einstein
Nhà bác học thiên tài Albert Einstein. (Ảnh: Keystone/Getty Images)

Một trong những kết luận quan trọng bậc nhất được rút ra từ quá trình quan sát này, chính là “Không thầy đố mày làm nên”. Hay nói các khác, những đứa trẻ với IQ thiên tài cần có các giáo viên có khả năng đánh thức và phát huy được hết tiềm năng của chúng.

Kể từ khi bắt đầu năm 1971, “Nghiên cứu những đứa trẻ giỏi toán sớm” hay SMPY, đã theo gót 5.000 đứa trẻ thông minh nhất nước Mỹ – những em nằm trong top 1%, 0,1% và thậm chí là 0,01% học sinh Hoa Kỳ. Đây là một trong những nghiên cứu lâu dài nhất về những đứa trẻ thiên tài trong lịch sử. Nhưng cũng thật đáng giá!

Dưới đây là những điều quan trọng được rút ra từ nghiên cứu ấy.

1. Chỉ 1%, 0.1% và 0.01% trẻ em có khả năng vượt trội

Ban đầu SMPY kiểm tra trí thông minh của trẻ nhỏ qua SAT (bài kiểm tra đầu vào đại học tại Mỹ) và các bài kiểm tra IQ khác. Sau đó các nhà nghiên cứu bắt đầu theo dõi các yếu tố khác như quá trình thi tuyển vào học đại học, sự nghiệp sau này.

Một trong những điều SMPY phát hiện ra là những đứa trẻ giỏi nhất tiếp tục sự nghiệp học hành và theo đuổi các học vị cao hơn sau đại học. Chúng sở hữu số lượng bằng phát minh, sáng chế nhiều hơn rất nhiều so với những đứa trẻ kém tài năng hơn. Và hầu hết những đứa trẻ vượt trội sau này sẽ nằm trong top 5% những người có thu nhập cao nhất.

“Dù thích hay không, thì những người này thực sự đang kiểm soát xã hội của chúng ta”, Jonathan Wai, một nhà tâm lý học tại Chương trình Phát hiện Tài năng của trường Đại học Duke nói trên Tạp chí Nature.

2. Những đứa trẻ thiên tài thường không thu hút được nhiều sự chú ý

Một vấn đề ở đây là những đứa trẻ thiên tài nhận được quá ít sự quan tâm từ các giáo viên, vì họ có khuynh hướng cho rằng chúng đã đáp ứng đủ yêu cầu bài vở.

Khi các nhà nghiên cứu của SMPY nhìn vào mức độ quan tâm của các giáo viên dành cho những em giỏi, họ phát hiện ra rằng, các giáo viên đa số thời gian trên lớp được dành để giúp những học sinh tiếp thu chậm hơn so với mặt bằng chung của lớp.

Vì vậy, SMPY kiến nghị rằng các giáo viên nên tránh giảng dạy theo một giáo trình “phù hợp cho tất cả” mà thay vào đó nên tập trung hết sức mình để tạo ra những giáo án được cá nhân hóa cho các học sinh.

tre-thong-minh-1
(Ảnh qua batona.net)

3. Học nhảy lớp

Theo SMPY, để giúp trẻ phát huy được hết tiềm năng của mình, giáo viên và phụ huynh nên xem xét việc cho những em giỏi vượt trội học vượt lớp.

Khi các nhà nghiên cứu so sánh một nhóm học sinh rất giỏi không nhảy lớp với một nhóm khác có nhảy lớp, họ phát hiện ra những em học cách lớp có khả năng giành được số bằng phát minh và tiến sĩ nhiều hơn 60% – và xác suất nhận được học vị tiến sĩ ở các lĩnh vực liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật hay toán học là nhiều hơn gấp đôi.

4. Thông minh cũng có năm bảy đường

Thông minh không đồng nghĩa với khả năng ghi nhớ các sự kiện, tên người hay ngày tháng. Thông qua hàng loạt các phép phân tích, SMPY đã nhiều lần phát hiện ra rằng một số những đứa trẻ thông minh nhất sở hữu khả năng tư duy lập thể tuyệt vời.

Những đứa trẻ này có khả năng hình dung ra các hệ thống phức tạp, như hệ tuần hoàn trong cơ thể người hay cấu trúc bên trong của một chiếc xe Honda. Năm 2012, các cuộc khảo sát tiếp theo của SMPY đã phát hiện ra mối liên hệ rõ nét giữa khả năng tư duy lập thể với số bằng phát minh và số nghiên cứu bình duyệt được đăng.

shutterstock_71786563
(Ảnh: Shutterstock)

5. Các bài kiểm tra theo chuẩn không phải lúc nào cũng vô dụng

Các bài kiểm tra theo chuẩn – như SAT chẳng hạn – không thể đánh giá hết mọi khía cạnh mà giáo viên và phụ huynh cần biết về một đứa trẻ.

Nhưng các số liệu của SMPY cho thấy SAT và các bài kiểm tra trí thông minh được chuẩn hóa khác cũng có đôi chút tác dụng trong dự đoán thành công của những đứa trẻ. Thực ra, chúng vẫn đóng góp những thông tin tham chiếu có ích để dự đoán các yếu tố như địa vị kinh tế xã hội và mức độ tham gia vào kết cấu thượng tầng.

Camilla Benbow, một trong các nhà nghiên cứu của SMPY, nói rằng những bài kiểm tra này hữu ích nhất trong việc phát hiện xem trẻ giỏi điều gì và từ đó giúp giáo viên có thể hướng sự tập trung của chúng vào lĩnh vực đó.

tre-thong-minh
(Ảnh: Shutterstock)

6. Khi trẻ còn nhỏ thì sự thông minh mang tính quyết định

Nhà tâm lý học Carol Dweck đã phát hiện ra những người thành công thường có xu hướng giữ “tư duy cầu tiến” thay vì “tư duy bảo thủ”. Họ xem bản thân như chất lỏng, loại vật chất có thể thay đổi và phát triển thay vì đứng im một chỗ.

SMPY đồng tình với nhận định này, nhưng họ cũng thấy rằng những dấu hiệu thể hiện khả năng tư duy đầu đời ở trẻ có thể giúp ta dự đoán mức độ thành công trong tương lai, mà không cần xét đến quá trình rèn luyện của chúng.

Với tương lai bất định như hiện nay, các vị phụ huynh và thầy cô giáo cần sớm nhận ra và nuôi dưỡng tài năng của những đứa trẻ hết sức có thể để giúp chúng lọt vào tốp 1%, 0.1% hay thậm chí là 0.01% trong tương lai.

Theo Business Insider
Quốc Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu khi có người phê bình bạn, xin đừng vội biện giải cho bản thân, mà hãy thật sự nghiêm túc, thành khẩn và đối diện. Bởi vì, những người phê bình bạ
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp tư nhân là đúng hay sai? Sai, nhưng có vài trường hợp đặc biệt cần cân nhắc
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Phát” thì rất có nghề – như đã từng “phát” lia chia mà “động” thì… chẳng nhúc nhích gì! E rằng lại sẽ tương tự: “phát” thì có mà “triển” thì sẽ lại loay hoay như gà mắc tóc…
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Trong những năm qua, chúng ta đã nói quá nhiều đến sự vô cảm trong xã hội VN. Vô cảm đã trở thành một trong những “căn bệnh mãn tính”, cũng như tham nhũng, sự dối
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20177:58 SA
( HNPD )Nước chủ nhà Việt Nam không chỉ có tinh thần đó trong 200 năm mà là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40, Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Tôi thấy giật mình với một số doanh nhân xã hội chủ nghĩa hết mực ca ngợi và còn thích thú triết lý của ông Ma bên Tàu về việc những người thành công
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20175:25 SA
Donald Trump kêu gọi thực thi thương mại công bằng giữa các nước. "Chúng ta hãy chọn sự giàu có, tự do, chối bỏ phận nghèo nàn, tôi tớ", ông Trump nói.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Tôi xin giải thích vì sao làm việc nhóm là điều tất yếu nếu muốn làm chuyện lớn. Bạn có thể làm một nhân tài, nhưng bạn không thể nào
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ngày mai bạn không nhìn thấy mặt trời, mọi mơ ước sẽ chìm trong bóng tối, mọi cánh cửa cuộc đời đều khép lại, bạn sẽ làm gì?
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201711:58 SA
Tâm lý ai cũng muốn dùng đồ mới vì mẫu mã bắt mắt và chất lượng sẽ đảm bảo hơn… Nhưng suy xét về mặt sức khoẻ thì một số vật dụng dùng đồ cũ lại an toàn, về mặt kinh tế cũng tiết kiệm cho bạn một phần.